Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mời các bạn cùng tham khảo và cho ý kiến về vấn đề nêu trên

Mời các bạn cùng tham khảo và cho ý kiến về vấn đề nêu trên

TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
TRÊN MẠNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Tại Hội thảo khu vực phía Nam: “ Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động hợp tác với Đan Mạch về Bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực gia đình”


Trên thực tế, tình trạng bạo lực gia đình tại Bến Tre ; Kết quả thu thập thông tin về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh từ năm 2003-2005 cho thấy: bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức đa dạng, trong các gia đình có những điều kiện về kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau. Trong số 1.353 vụ được ghi nhận thì có hơn phân nửa (chiếm 58,6%) số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tình cảm, tinh thần (chiếm 26,2%), bạo lực về kinh tế như đập phá đồ vật, làm tổn thất tài sản chung hoặc kiểm soát tước đoạt quyền chi tiêu của các thành viên khác (chiếm 13,5%) và một tỷ lệ nhỏ bạo lực về tình dục (chiếm 1,6%). Hầu hết nạn nhân của các vụ bạo lực phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong các gia đình (chiếm hơn 73%), trẻ em - con cháu trong gia đình (chiếm 11,8%), người cao tuổi (chiếm 7%) và đối tượng khác (chiếm 7,1%). So sánh với thời gian trước đó thì quy mô và hình thức bạo lực đều có tăng lên. Chỉ tính riêng về số vụ bạo lực xảy ra trong năm 2005 so với năm 2003 tăng 55%.
Nếu các thành viên trong gia đình không thực hiện tốt tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín giữa vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt; không thực hiện tốt mối quan hệ giữa cha mẹ và con; không thực hiện tốt mối quan hệ giữa ông bà, cháu; giữa anh chị em và giữa các thanh viên trong gia đình
Nếu các thành viên trong gia đình còn định kiến về giới, bất bình đẳng giới, có biểu hiện một trong các hình thức bạo lực như: thể xác, kinh tế, tinh thần và tình dục
Sau 1 ngày công tác, lao động căng thẳng, mệt nhọc, các thành viên tập hợp về gia đình, nếu gặp các hiện tượng nêu trên thì sẽ không là tổ ấm, không thoả mãn chức năng tinh thần, tình cảm, gia đình không bình yên, hạnh phúc thì sáng ngày hôm sau điều gì sẽ xảy ra:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc chuyên môn không đạt theo yêu cầu.
- Người nông dân không còn ý tưởng đâu để chăm sóc ruộng vườn, cây trái, nuôi trồng thuỷ sản...
- Người công nhân thiếu đầu tư vào sản xuất kéo theo dây chuyền cả tổ, đội sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất của toàn đơn vị.
- Tài xế lái đủ loại xe trong quá trình lái suy nghĩ mông lung làm ảnh hưởng đến tâm trí, lái xe không an toàn, thậm chí sẽ gây ra tai nạn thảm khốc.
Gia đình như vậy thì làm sao các thành viên quan tâm đến phát triển sản xuất, giáo dục con cái, chăm sóc người già cô đơn, tham gia các hoạt động từ thiện, tham gia sinh hoạt trong các tổ chức chính trị - xã hội, thế thì đâu còn tâm trí, thời gian đâu mà thực hiện các nội dung gia đình văn hoá và các thiết chế văn hoá.
Do vậy, để xây dựng gia đình “ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững” theo tôi cần thực hiện một số giải pháp
1. Tăng cường truyền thông chuyển đổi hành vi về ba bộ Luật: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từ trong nôi bộ đến nhân dân hiểu và thực hiện tốt.
2. Lồng ghép tuyên truyền vào trong việc xây dựng các tiêu chí gia đình văn hoá trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
3. Công khai, minh bạch trong gia đình:Các thành viên trong gia đình nhất là đôi vợ chồng cùng công khai, minh bạch thống nhất, chia sẽ với nhau trong việc: lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cùng thống nhất bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người; xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch kể cả tài sản chung, riêng phải có sự thỏa thuận cả hai vợ chồng ; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trên các lĩnh vực; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền giữa ông bà và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch , ly hôn, tái hôn, ...) giữa vợ và chồng. Luật pháp nước ta (Luật hôn nhân và gia đình) là sự thể hiện và là cơ sở pháp lý bảo vệ những giá trị tốt đẹp đó. Mỗi gia đình thức hiện một cách hài hòa các chức năng: chức năng sinh đẻ; chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.; chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình và chức năng kinh tế
4. Mở rộng kênh truyền thông mạng điện tử, thực tế tại Bến Tre Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã phối hợp với nhóm xứ dừa ( Website//attp.xudua.com) thử nghiệm trang Website http:// vanhoagiadinh.xudua.com nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sở dĩ chúng tôi thử nghiệm xây dựng kênh truyền thông trên mạng thông tin điện tử vì mãng gia đình chuyển từ Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch: người ít, kinh phí không đáp ứng nhu cầu, trong ngân sách chi có mục chi “Gia đình”, yêu cầu trước mắt để lãnh đạo các cấp đến nhân dân cần xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời chúng tôi có ý tưởng kết hợp truyền thông 3 Luật: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để làm nền tảng thực hiện hàng loạt các hoạt động công tác gia đình lồng ghép trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từ tỉnh đến, xã, ấp, khu phố. Gia đình là gốc cây cần phải bảo vệ, săn sóc trở thành tổ ấm mới trở thành pháo đài phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Bất bình đẳng giới, bạo lực chính là kẻ thù phá hoại hạnh phúc gia đình, phá vỡ xây dựng tổ ấm gia đình và gây cản trở gầy dựng mái ấm gia đình.

Truyền thông trên mạng thông tin điện tử còn mới mẽ cần phải có sự đóng góp của các nhà chuyên môn, sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp và nhất là phải truyền thông cho cán bộ cơ sở hiểu được ý nghĩa và tác dụng của hình thức này: nhanh, đỡ tốn kinh phí in ấn tài liệu. Hình thức tuyên truyền kết hợp tuyên truyền nhiều tài liệu và kết hợp nhiều trang website sẽ thu hút nhiều đối tượng theo dõi, tìm hiểu sẽ góp phần quan trọng trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về lĩnh vực gia đình. Tại Bến Tre 3 trang Website:vanhoagiadinh.xudua.com;attp.xudua.com; hoinhabao.xudua.com liên kết để tạo sức mạnh thông tin, truyền thông theo mục đích của từng trang website, nhưng suy cho cùng là góp phần truyền thông về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình nhằm góp phần thực hiện tiêu chí gia đình ít con, no ấm ,bình đẳng, hạnh phúc và phát triển bền vững./.

Replies to This Discussion

rất hoan nghên chú Hùng có bài trên diễn đàn của chúng ta, các bạn hãy cùng nhau thảo luận nhé
Send Message
Bình đẳng giới và chống bạo lực gia đình là vấn đề nóng hổi hiện nay, trên truyền thông đại chúng hàng ngày ta thấy rất nhiều bài viết về các sự kiện liên quan đến bạo hành, bất bình đẳng giới, như hôm qua trên VnExpress cũng có 1 bài.

Tôi nghĩ vai trò của báo chí rất quan trọng, ngoài ra cần có các diễn đàn (trực tuyến hoặc trực tiếp ) để chính người dân ( độc giả ) tương tác, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình thì mới giúp chuyển đổi hành vi và nâng cao nhận thức người dân được, trước hết là chính những người đưa ra ý kiến.

Việc truyền thông về các bộ Luật hôn nhân và gia đình, ... trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là báo điện tử rất quan trọng, nên có thêm những hình thức như kịch nói, tờ rơi, phim truyền hình về chủ đề này .... kiểu như người độc thân vui tính ... thì sẽ tăng hiệu quả hơn.

Ngoài ra việc truyền thông thay đổi hành vi phải bắt đầu từ các em nhỏ, là người chứng kiến trực tiếp những hành vi văn hóa vs chưa văn hóa trong gia đình, là nạn nhân của những vụ bạo hành, ly hôn. Và sẽ là người chủ gia đình trong tương lai.

Mong các thây cô giáo có nhiều buổi giới thiệu, hướng dẫn các em về quyền của mình, nghĩa vụ của mình, trang bị những kiến thức kỹ năng sống cần thiết để sẵn sàng và có thể xử lý tốt trong những tình huống phức tạp trong chính gia đình mình.

Hiện tôi biết bên Quỹ Dân số thế giới WPF đang phối hợp với ĐHSP Đà nẵng đang xây dựng 1 số cẩm nang cho thanh thiếu niên liên quan đến giáo dục giới tính, bạo hành gia đình,...nếu các bạn cần thêm thông tin thì liên hệ.

Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi, mong mọi người tiếp tục thảo luận chủ đề rất hay này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét