Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Gia đình và trẻ em trong thời kỳ hội nhập

Gia đình và trẻ em trong thời kỳ hội nhập

Gia đình và trẻ em trong thời kỳ hội nhập

Qua tổng kết Chương trình hành động Vì trẻ em 2006- 2007 và phương hướng thực hiện giai đoạn 2008 – 2010 nhận thấy ngày càng có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhất là trẻ em mồ côi, khuyết tật ngày càng được cộng dồng chia sẽ hỗ trợ, tuy nhiên mục tiêu chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần trẻ em chưa đạt, chưa được quan tâm sâu sắc. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm bởi lẽ trong thời kỳ hội nhập nhiều thành viên gia đình tất bật bươn chải cuộc sống, chăm lo phát triển kinh tế, phát triển đời sống lãng quên đi việc chăm sóc, giáo dục trẻ em kể cả người già cô đơn, đây là những nổi bức xúc, băn khoăn trăn trở nếu chúng ta không quan tâm sẽ đưa hậu quả vô cùng tai hại đến sự phát triển của thế hệ trẻ trong tưong lai. Sự phát triển toàn diện trẻ em trước hết là từ trong gia đình đến nhà trường và ra ngoài cộng đồng xã hội.

Bởi vì chúng ta cần phải hiểu khái niệm văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử mà các thành viên trong gia đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình với xã hội.Văn hóa gia đình đối với xã hội không chỉ gián tiếp thông qua tác động của nó đối với gia đình (bằng bốn chức năng nêu trên) mà còn trực tiếp tác động tới các lĩnh vực của đời sống xã hội: tinh thần, đạo đức, lối sống, kinh tế, chính trị...Văn hóa gia đình góp phần duy trì và phát triển văn hóa các nhóm cộng đồng xã hội (dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp...). Nó lưu giữ, bảo tồn các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống của các cộng đồng trong đời sống gia đình. Bởi các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình luôn luôn gắn kết giá trị tốt đẹp của các cộng đồng. Chẳng hạn, trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, các giá trị “trung-hiếu”, “hiếu-nghĩa” luôn luôn hòa quyện với nhau, quy định lẫn nhau.

Thực tế hiện nay cần tăng cường công tác truyền thông các nội dung giáo dục đời sống gia đình trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước bao gồm
Giao tiếp, ứng xử: văn hóa của người Việt Nam, trong đó có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử đã và đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức và của cả người dân. Nét đẹp đó được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc tổ chức, thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bắt đầu từ “nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp” từ trong gia đình đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội.
Vấn đề trang phục: ngày nay dù trong điều kiện mới, sự du nhập của các luồng văn hóa mới, nhưng gia đình vẫn luôn có vai trò quan trọng trong việc định hướng cách ăn mặc cho con cái cho phù hợp với sự biến đổi của xã hội, mang màu sắc của người Việt Nam.
Vấn đề nhà ở và tiện nghi gia đình: gia đình có vai trò quan trọng trong cách giáo dục con cái xây dựng, sắp xếp ngôi nhà của mình. Cách bài trí trong nhà cần ngăn nắp, sạch sẽ, tinh tế, có sức sống, giản dị nhưng lịch lãm.
Vấn đề thưởng thực văn hóa nghệ thuật: trong điều kiện phát triển như hiện nay người dân có thể thưởng thức văn hóa nghệ thuật một cách sâu sắc và có tổ chức và gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên gia đình cần định hướng cho con cái các giá trị văn hóa nghệ thuật thông qua phim ảnh, băng đĩa. Giáo dục con em không xem, tàng trữ băng hình, truyện tranh mang tính đồi trụy.
Trong vui chơi, giải trí: hoạt động vui chơi, giải trí của những người thuộc trình độ học vấn khác nhau có ý kiến khác nhau. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tránh xa các hoạt động liên quan đến tệ nạn trong xã hội như: cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma túy, tụ tập uống thuốc lắc, nhảy khỏa thân...
Chăm sóc và giáo dục đạo đức trẻ em: trẻ em là hạnh phúc là tương lai của gia đình, mỗi đừa trẻ sinh ra là một niềm hạnh phúc trẻ em.Việc thực hiện chăm sóc trẻ em cần được thực hiện từ khi chúng còn nằm trong bào thai. Trong xã hội hiện đại, nhờ vào sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Các kiến thức về sinh đẻ và chăm sóc trẻ có thể học được từ nhiều nguồn (báo đài, tivi, sách, ...) Cha mẹ trong các gia đình chăm sóc trẻ dựa trên những kinh nghiệm tích lũy và những kiến thức mới để cung cấp điều kiện tốt nhất cho trẻ. Vì thế thể trọng và chiều cao của trẻ được tăng lên đáng kể qua các thời kỳ một cách rõ rệt.Vì thế, cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện, chơi và hướng dẫn trẻ học tập, tạo bầu không khí yêu thương, đoàn kết, quan tâm giữa các thành viên. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển những thiên hướng đặc biệt, bởi lẽ chất lượng sống ngày một nâng cao và sự phổ biến của thông tin giúp trẻ em ngày càng phát triển hơn về mặt trí lực.
Giáo dục trí thức và định hướng nghề nghiệp : trách nhiệm của gia đình và các bậc cha mẹ là phải định hướng cho con, em mình rất kỹ khi lựa chọn nghề, và ngành học sao cho xã hội và gia đình không tốn kém tiền của, thời gian, mà đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phù hợp với năng lực, nguyện vọng của con, em.
Một số nguyên tắc định hướng nghề nghiệp cho con, em:
- Theo nguyện vọng của con, em.
- Đúng năng lực, sở trường của con, em.
- Theo nhu cầu của thị trường lao động.
- Phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống gia đình.
- Theo ước nguyện của cha mẹ, ông bà, dòng họ...
Giáo dục giới và giới tính: mục đích của giáo dục giới và giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản là nhằm trang bị những kiến thức về tâm lý, về đặc điểm giới tính của mỗi giới, về hoạt động tình dục cho thanh thiếu niên, hướng vào việc hình thành ở lớp trẻ những quan niệm về hạnh phúc lứa đôi, trách nhiệm
Còn nhiều vấn đề phải bàn thảo song theo chúng tôi trong thời điểm hiện nay chúng ta phải quan tâm đầu tư mấy việc:
1. Tăng cường công tác truyền thông về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Có giải pháp tuyên truyền đề án gíao dục đạo đức , lối sống trong gia đình trong thời kỳ hội nhập.
3. Lồng ghép các nội dung văn hoá gia đình trong các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hoá” ở khu dân cư
4. Kiến nghị với lãnh đạo các cấp có chính sách ưu tiên đầu tư cho công tác gia đình, trẻ em không thể nào tách rời công tác trẻ em và công tác gia đình.
Trẻ em trong gia đình, gia đình với công tác trẻ em quyện chặt với nhau như hình với bóng, gia đình có hạnh phúc, bền vững thì trẻ em mới phát triển đồng thời gia đình muốn hạnh phúc phải thực hiện đầy đủ các chức năng, các tiêu chí văn hoá gia đình, gia đình văn hoá, thực hiẹ6n tốt Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong cuộc vận động mới góp phần thực hiện tiêu chí gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và phát triểnbền vững trong thời kỳ hội nhập./.

Đàm Ngọc Hùng
Phòng XDNSVHGĐ Bến Tre

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét