Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mời các bạn cùng có ý kiến về vấn đề này

Vài suy nghĩ đề xuất nam giới và nữ giới
cùng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình


Trên thế giới nói chung, Việt Nam và ở mỗi địa phương nói riêng có các hình thức bạo lực gia đình xảy ra đã để lại rất nhiều hậu quả ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc, làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự với nhiều nguyên nhân khác nhau,  trong khi đó xã hội ngầm cho phép các hành vi bạo lực trong gia đình được tiếp diễn bằng việc: xem đánh đập và ngược đãi vợ con là việc riêng của gia đình; cộng đồng ( cả nam và nữ) không chê trách người chồng và không bảo vệ người vợ, đều chấp nhận bạo lực để giải quyết xung đột . Thực tế hiện nay có nhiều cặp vợ chồng mắc phải, đó là thiếu sự bàn bạc, trao đổi, giao tiếp với nhau về công việc của nhau và về công việc cũng như đời sống gia đình. Khi còn yêu nhau thanh niên nam nữ thường hay trao đổi với nhau, nhưng sau khi đã kết hôn họ thường không chú ý đến vấn đề này. Thiếu sự trao đổi thường xuyên với nhau khiến họ ngày càng thiếu thông cảm và hiểu nhau, dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, và khi mâu thuẫn này sinh thì khó giải quyết. Tôi nghĩ mình nên tuyên truyền rộng rãi cho mọi người về tầm quan trọng của giao tiếp, trao đổi hàng ngày giữa vợ và chồng nhằm làm cho gia đình thực sự trở thành tổ ấm của cả nhà ( ý kiến của Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi), theo tôi suy nghĩ trong thời gian qua nam giới có 4 cái thiếu đối với người phụ nữ, đó là:

- Thiếu bàn bạc, cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình, nên có quyền quyết định tất cả mọi công việc lớn trong gia đình không cần bàn bạc với vợ của mình.
-  Thiếu chia sẽ công việc trong gia đình cho rằng chuyện nội trợ, chuyện gia đình là của đàn bà, của người vợ, của người phụ nữ trong gia đình.
- Thiếu cộng đồng trách nhiệm, có quan niệm  thường đổ lỗi  “ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, không có câu nói “ con hư tại cha, cháu hư tại ông”.
- Thiếu quan tâm săn sóc vợ đổ cho nguyên nhân do áp lực công việc ở cơ quan, đồng áng, sản xuất nên ít để ý đến sức khỏe, tâm lý , tinh thần của vợ mình.

 Ngược lại  phụ nữ  cũng thể hiện 3 cái thiếu đối với nam giới:
-  Thiếu bản lĩnh bàn bạc với người chồng các công việc lớn trong gia đình, cho rằng chuyện này là của đàn ông.
- Thiếu quan tâm chăm sóc, lo lắng cho chồng mình hàng ngày sau khi lo toan bao công việc  làm  cho thể xác, tinh thần mệt mõi, chỉ cặm cụi hằng ngày lo toan công việc nội trợ mà thiên chức, xã hội ngầm giao phó.
- Thiếu giải pháp tích cực lúc người chồng đang trong cơn nóng giận, bực tức, say rượu hay mâu thuẫn vấn đề gì đó.

 Chính những cái thiếu nêu trên sẽ là nguyên nhân gây ra bạo lực về giới , bạo lực gia đình. Theo tôi nam giới cần quan tâm bổ khuyết các thiếu trên đó là:
-  Cùng bàn bạc, chia sẽ với nhau trong việc: vợ chồng cùng lựa chọn nơi cư trú có nghĩa là không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính lại càng không được đe dọa bằng bạo lực hoặc buộc thành viên ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Vợ, chồng cùng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau ;Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín nhất là tiết lộ thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người trong gia đình; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; đối xử tồi tệ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm; thường xuyên dọa nạt bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ; nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của các thành viên đó; cùng thống nhất bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người; xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch kể cả tài sản chung, riêng phải có sự thỏa thuận cả hai vợ chồng
- Nam giới có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trên các lĩnh vực; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền giữa ông bà và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình kể cả việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch , ly hôn, tái hôn, ...) giữa vợ và chồng.
  - Quan tâm chăm sóc lẫn nhau hằng ngày về sức khỏe, tinh thần, tâm lý, có những bữa cơm thân mật gia đình hay hằng tuần có những giây phút gặp gỡ bàn  các công chuyện về gia đình, về sản xuất, chuyện học hành, sự chăm sóc con cái hoặc có những chuyến đi chơi để tìm những phút giây thanh thản… , làm sao trong gia đình được trong ấm ngoài êm, hạnh phúc vô cùng .

Trong giai đoạn hiện nay, tôi xin đề xuất công tác gia đình, công tác xây dựng đời sống văn hoá, công tác chăm sóc người cao tuổi là một nhiệm vụ chung không tách rời như anh em trong 1 gia đình, trước mắt:
- Quan tâm công tác tuyên truyền để gia đình thật sự trở thành một mái ấm chăm sóc trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi bởi lẽ bất cứ một gia đình nào cũng có vị trí nhất định:gia đình là nôi nuôi dưỡng chăm sóc tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành, là người thầy đầu tiên của đứa trẻ .Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên trong việc chăm lo sự phát triển trẻ em ở các phương diện: thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.là trường học, người thầy đầu tiên chăm sóc đứa trẻ từ trong bào thai thông qua người mẹ kết hợp cùng cộng đồng trách nhiệm của người cha, các thành viên trong gia đình cho đến khi đứa trẻ ra đời (được chấp nhận, yêu thương, nâng niu, chăm sóc, dạy bảo từ lời ăn, tiếng nói, cách đi đứng) … dạy con từ thuở còn thơ. Lưu ý đến cách cư xử của cha mẹ lẫn nhau với các thành viên khác trong gia đình, cách đối xử đối với bà con lối xóm, kính trên - nhường dưới, chị ngã - em nâng, tạo ra một bầu không khí gia đình: ấm cúng và hạnh phúc. Trong từng gia đình, hãy quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tuổi vị thành niên và thanh niên, thường xuyên quan hệ với nhà trường, các tổ chức Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát triển năng khiếu một cách toàn diện, điều đó sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này.Giáo dục truyền thống: ngay từ còn bé thơ, cha mẹ cần quan tâm kể chuyện, cho các em xem truyện cổ tích, xem tranh ảnh lịch sử, tìm hiểu các câu đố vui, sắp xếp cho các em có thời gian xem ti vi dành cho lứa tuổi thiếu nhi, giảng giải, phân tích các nhân vật, sự kiện lịch sử để các em am hiểu về đất nước, con người Việt Nam nói chung và của Bến Tre - nói riêng. Khuyến khích các em tham gia vào các tổ chức như: Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong, Hội LH Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản  Hồ Chí Minh.Giáo dục các em làm theo 5 điều Bác Hồ dạy đối với Thiếu niên - Nhi đồng, quyền và bổn phận trẻ em cũng như những việc trẻ em không được làm theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi năm 2004).Gia đình tham gia thực hiện tốt các tiêu chí trong phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”.Tăng cường giáo dục thanh thiếu niên thực hiện nếp sống văn minh ở nông thôn cũng như trên đô thị, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông trên tất cả các tuyến đường.; gia đình là nơi êm ấm cho các thành viên trong ngày đi công tác lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập cần có giây phút bình yên thanh thản để tiếp tục tái sản xuất, Gia đình là điểm sum họp, là nơi để cho các thành viên có thể nghỉ ngơi sau một ngày lao động, học tập mệt nhọc, căng thẳng, ai cũng cần có những giây phút bình yên, vui vẻ, gần gũi với những người thân yêu trong gia đình. Mâm cơm gia đình sẽ giúp cho các thành viên có điều kiện để an ủi, giúp đỡ nhau hay tâm sự, bộc bạch những khó khăn, trăn trở trong cuộc sống; bầu không khí ấm áp của mỗi gia đình là hết sức cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ thơ. Sau bữa cơm, các thành viên trong gia đình cùng nhau trò chuyện vui vẻ, đồng thời cũng cần phải chuẩn bị tiếp tục cho công việc ngày hôm sau.;Mái ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho mỗi con người chúng ta, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió của cuộc đời, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn mong muốn được các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc, an ủi, đùm bọc cho đến khi từ giã cõi đời và gia đình cũng là nơi để người già có những giờ phút thư giản để sống với đàn cháu con cho đến cuối  cuộc đời Gia đình có hạnh phúc là yếu tố rất quan trọng giúp các thành viên vui vẻ, hăng hái phấn đấu, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công tác, lao động, học tập. Đây chính là nhân tố cực kỳ quan trọng làm cho cộng đồng, xã hội văn minh, phát triển.
- Tạo điều kiện gia đình là một pháo đài phòng, chống bạo lực gia đình, nền tảng xây dựng gia đình văn hoá và thực hiện hàng loạt các hoạt động, phong trào do các cấp, các ngành đề ra. Trong gia đình, người chồng luôn giữ vai trò là trụ cột, người vợ phải thật sự là mái ấm, ông bà sẽ là mái che tinh thần, con cháu là điểm tựa hạnh phúc, tất cả các thành viên cùng sống nương tựa, chăm sóc lẫn nhau, gia đình là một pháo đài để phòng, chống bạo lực phụ nữ và trẻ em, cũng như các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Một khi các thành viên trong gia đình và cộng đồng hiểu được tác hại, nguyên nhân của bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình dưới mọi hình thức, tất cả mọi người trở thành một mạng lưới bao vây phòng, chống kẻ gây ra bạo lực gia đình., trong đó đòi hỏi sự hoạt động tích cực câu lạc bộ các đoàn thể, sinh hoạt thường kỳ tổ nhân dân dân tự quản, xây dựng, phát huy các tụ điểm gia đình văn hoá, các nhóm sở thích, hằng loạt các chương trình, hoạt động hướng về nông thôn nhằm thực hiện cho kỳ được đề án xã văn hoá với xã nông thôn mới.

Hy vọng rằng những suy nghĩ nêu trên nếu được đôi vợ chồng và các thành viên trong gia đình thực hiện tốt cùng với việc huy động sự ủng hộ của cộng đồng tham gia xây dựng các nội dung văn hoá gia đình, gia đình văn hoá thật sự vững chắc sẽ góp phần tích cực phòng, chống bạo lực gia đình nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh Bến Tre./.

                                                                         Đàm Ngọc Hùng
                                    Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hoá và Gia đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét