GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG.- MỘT HÌNH THỨC LÀM GIÀU ĐẸP NHÀ TRƯỜNG NHÂN NGÀY 20/11.
Các bạn thân mến! Ngày nhà giáo đang đến gần cũng là thời điểm Hội thảo khoa học giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường do Viện NCGD đang tích cực chuẩn bị, để có thêm thông tin và làm cho diễn đàn của chúng ta có thêm hơi thở cuộc sống học đường, chúng tôi xin mời các bạn tham thảo luận các bài viết của TNV VID Bến Tre ....
RÈN LUYỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP HỌC ĐƯỜNG – GIẢI PHÁP CHẤN HƯNG NỀN GIÁO DỤC
Phạm Văn Luân - trường CĐ Bến Tre
Christine Nguyen - Yale University '09
Fulbright Scholar - Việt Nam
Dư luận xã hội nhiều năm gần đây đã quan tâm đến một vấn đề “nóng” và nhạy cảm đã nhanh chóng trở thành diễn đàn xã hội – giáo dục:
- “Văn hóa học đường”
Theo chúng tôi đây là một sự phản ứng rất kịp thời và bổ ích vì qua diễn đàn này, chúng ta sẽ hiểu thêm được thực trạng của cái gọi là “đạo đức của học sinh sinh viên (HSSV) hiện nay đang xuống cấp đến mức báo động” và qua đó huy động nguồn lực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp tăng cường giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường cho HSSV hiệu quả hơn – con đường góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đất nước bằng quốc sách giáo dục.
Hiện nay đất nước ta đang trên đường hội nhập để phát triển, đời sống xã hội, bên cạnh những mặt ưu việt, tiến bộ, nhất là ở khía cạnh đạo đức, văn hóa có nhiều diễn biến phức tạp, không ít những luồng văn hóa phẩm độc hại du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lối sống của mọi tầng lớp nhân dân; trong đó nhà trường, cụ thể là HSSV chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhanh nhất. Chính vì vậy, khi nói đến chất lượng thực của giáo dục & đào tạo người ta nghĩ ngay đến giáo dục toàn diện mà cụ thể là cách thức thiết kế và tổ chức thực hiện xây dựng nếp sống “văn hóa học đường” bởi đây là một cách tiếp cận để nhận diện giáo dục của một quốc gia có ý nghĩa thuyết phục hơn bao giờ hết.
Với tâm huyết góp phần nhỏ vào công cuộc chấn hưng đất nước bằng quốc sách giáo dục, cách tiếp cận của chúng tôi từ góc nhìn giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường cho HSSV hiện nay – Những vấn đề chung cần thống nhất – Thực trạng và Giải pháp. Điểm nhấn của chúng tôi trong bài nghiên cứu nhỏ này là sự tham gia của học sinh sinh viên (có cả nghiên cứu sinh nước ngoài đang nghiên cứu, học tập tại Việt Nam) – những người có cùng mối quan tâm lo lắng về hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường vốn được nhiều người cho rằng chưa được quan tâm đúng mức.
I- Một số vấn đề chung cần thống nhất về giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường trong mối quan tâm của chúng tôi
- Bàn thêm về khái niệm “văn hóa giao tiếp trong nhà trường”;
Chúng tôi thống nhất với các ý kiến cho rằng, “văn hóa giao tiếp trong nhà trường” (VHGT) theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử, giao tiếp giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò và mở rộng sự thể hiện sinh động quan hệ thầy – trò trong nhà trường ra ngoài xã hội. VHGT trong nhà trường vì vậy có liên quan mât thiết đến tòan bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường và cộng đồng xã hội. Nó phải được thể hiện thành một hệ thống hoàn chỉnh và luôn thích ứng với thời cuộc trên nền tảng nhân văn, nhân bản của dân tộc mà giáo dục là một cứu cánh, VHGT trong nhà trường được xem là những gì tinh túy, tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường và xã hội chấp nhận; VHGT trong nhà trường thể hiện diện mạo của giáo dục, trình độ dân trí của một vùng miền và trong đó thể hiện cả chất lượng giáo dục & đào tạo.
- Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường đến học sinh sinh viên (HSSV);
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai vấn đề dễ thống nhất với nhau khi bàn về ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường đối với HSSV là;
Thứ nhất, chính văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ tạo ra một môi trường học tập, rèn luyện có lợi nhất cho HSSV; HSSV sẽ cảm thấy tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, ham học trong môi trường văn hóa đích thực; với HSSV có được môi trường thể hiện đúng nghĩa văn hóa giao tiếp trong nhà trường là có được niềm vui, niềm tin khi đến trường. HSSV khi được tôn trọng, được thừa nhận sẽ cảm thấy mình có giá trị, thấy rõ trách nhiệm và “công học tập” (cách dùng của Bác Hồ trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập- tháng 8/1945) của mình. Trong một môi trường giao tiếp có văn hóa sẽ giúp HSSV tích cực khám phá, trải nghiệm và tích cực tương tác, hợp tác hiệu quả với giáo viên, với nhóm bạn và nỗ lực đạt thành tích học tập, rèn luyện cao nhất.
Thứ hai, văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh: học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở, biết chia sẻ và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Nhà trường thực hiện được văn hóa giao tiếp sẽ mở ra phong trào khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân, tư duy sáng tạo sẽ được thúc đẩy. Thực hiện văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là tiến hành xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò một cách đích thực.
Điều đáng lưu tâm hiện nay là nhà trường chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong bối cảnh mà nhiều người tâm huyết với giáo dục cho rằng văn hóa giao tiếp trong nhà trường đang đến hồi báo động! Do đó thống nhất lại khái niệm, bàn thêm về văn hóa giao tiếp trong nhà trường theo chúng tôi là việc cần làm và nên trở thành một diễn đàn, một tiêu điểm thực tế để cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hướng đến.
Là những người đang học tập, công tác và nghiên cứu trong nhà trường, có lắng nghe tâm sự của nhiều bạn đồng nghiệp đứng trên bục giảng, chúng tôi rất bức xúc và lo lắng trước tình trạng tiêu cực trong HSSV: nặng nề như việc trò hành hung thầy, phạm pháp, nghiện ngập và vướng vào các tệ nạn xã hội khác … nhẹ và dễ dàng nhận thấy ở nơi công cộng là nói tục chửi thề v.v… Để ngăn chặn những hiện tượng trên, theo chúng tôi trước hết cần có một cuộc tổng điều tra chính thức về mức độ của vấn đề và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục đúng mức để có thể đưa ra những nhận định khoa học và cứ liệu chính xác về môi trường giao tiếp trong nhà trường, về đạo đức của HSSV.
II. Đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử, giao tiếp học đường hiện nay
Cách tiếp cận của chúng tôi khi tổ chức đánh giá thực trạng văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của HSSV trong nhà trường hiện nay chỉ hướng vào góc nhìn HSSV; như đã kiến nghị, việc tổ chức đánh giá vấn đề nhạy cảm này phải là một công trình qui mô, mang tính quốc gia mới có thể đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và nhận định một cách tòan diện về văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
Chúng ta đều biết rõ, đi đứng, nói năng, ứng xử nơi công cộng thoạt đầu nói ra ai cũng nghĩ đây là chuyện thường tình, nhưng trong thực tế không đơn giản như vậy, cuộc sống đã chỉ rõ bất cứ nơi đâu cũng cần sự giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho mình, cho mọi người xung quanh, yêu cầu đó khiến người ta cho rằng lớp trẻ ngày nay thiếu văn hóa bởi họ bắt gặp không ít hình ảnh không đẹp, tình huống không hay của các bạn trẻ có khi là HSSV ở nơi công cộng. Không ít những tình huống tệ hơn nữa đang diễn ra trước mắt mọi người, khiến ai cũng giật mình tự hỏi, phải chăng ý thức ứng xử ở những nơi công cộng của lớp trẻ bây giờ làm cho người xung quanh tỏ thái độ khó chịu ?
Một vài hiê75n tượng mang tính phổ quát, tuy chỉ là một số ít trường hợp diễn ra trong cuộc sống thường ngày mà các bạn trẻ cho rằng do nhịp sống hiện đại làm tan biến cách ứng xử văn minh nơi công cộng. Chuyện HSSV nhường ghế cho người già trên xe buýt, nơi công cộng ngày càng ít hơn. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng sống quan trọng; nhưng rất tiếc, một số bạn trẻ bây giờ không thấy được điều đó. Chúng tôi tất tâm đắc với khuyến cáo rất chân thành là nhà trường sớm có bộ môn học dành riêng dạy về ứng xử nơi công cộng để HSSV được học và ý thức hơn trong việc ứng xử có văn hóa ngay trong ngôi trường thân yêu của mình rồi mới tiến ra cộng đồng, xã hội, giữa cuộc sống đời thường.
- Vài suy ngẫm từ cuộc khảo sát nhỏ
Khi tìm hiểu về văn hóa giao tiếp trong nhà trường, chúng tôi luôn có ý thức làm sao để không bị cuốn vào những chuyện tế nhị mà xã hội đang bức xúc, cuộc vận động làm cho trường học thân thiện, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống học đường mấy năm qua, không trực tiếp thì cũng gián tiếp mở ra nhiều kênh giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp cho HSSV. Báo cáo từ các cuộc vận động này, số liệu đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV hàng năm ở các trường có lẽ sẽ phản ánh phần nào bức tranh toàn cảnh về văn hóa giao tiếp nhà trường hiện nay dù chưa làm hài lòng mọi người.
Chúng tôi tiếp cận vấn đề văn hóa giao tiếp trong nhà trường ở một góc nhìn riêng nên đã tiến hành cuộc khảo sát nhỏ từ các bạn HSSV các trường CĐ, TCCN ở Bến Tre và một số bạn là sinh viên, học viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài cũng như từ nước ngoài về Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề văn hóa giao tiếp trong nhà trường quả là một vấn đề “nóng”; nhìn chung HSSV đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và có nhiều ý kiến tâm huyết, mong muốn sớm được học tập, rèn luyện trong một môi trường học đường có văn hóa và được giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp ứng xử - cái mà ngành giáo dục gọi là “giáo dục kỹ năng sống” và đang tiếnj hành trong khối giáo dục phổ thông. Theo các bạn, cần thiết đưa giáo dục kỹ năng sống vào cả trường ĐH – CĐ như một môn học ít nhất là trong bối cảnh cần kíp hiện nay!
Do giới hạn của bài nghiên cứu, chúng tôi xin sẽ có phân tích sâu về kết quả cuộc khảo sát này trong một dịp khác, ở đây chỉ xin mời xem tổng hợp kết quả khảo sát và cùng trao đổi thêm với chúng tôi về những vấn đề đằng sau những số liệu này…
TỔNG HỢP PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
- Tổng số phiếu phát ra 160, thu vào 140.
1- “Văn hóa học đường tốt” là một điều kiện trong những điều kiện quan trọng để giáo dục đào tạo tốt :
- Đúng : • 127 = 90,71 %; Sai: •; Không rõ: • 13 = 9,28 %
- Văn hóa giao tiếp là một nội dung quan trọng trong văn hóa học đường
- Đúng : • 133 = 95 % Sai: •; Không rõ: • 7 = 5 %
- Qui định, nội qui được phổ biến của trường, khoa có thực sự góp phần xây dựng văn hóa học đường:
- Có: • 123 = 87,85 % ; Chưa • 17 = 12, 14 %; Không rõ: •
- Giao tiếp; Ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng cần được đào tạo bài bản cho sinh viên:
- Đúng: • 134 = 95,7 %; Không đúng • ; Không rõ: • 6 = 4,28 %
2- Nhiều vấn đề của giao tiếp truyền thống Việt Nam trong nhà trường hiện nay không được tôn trọng, một số giá trị mới trong giao tiếp của nhà trường hiện đại chưa được xác lập rõ ràng ?
- Đúng: • 112 = 80 %; Sai: • 2 = 1,42 %; Không rõ: • 26 = 18,57 %
Ý kiến về một số giá trị mới trong giao tiếp, những mặt tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam cần bảo tồn, phát huy :
* Cần bảo tồn
1) Sự lễ phép giữa học sinh và giáo viên
2) Sự siêng năng học hành của học sinh
3) Nội qui nhà trường hướng tới qui ước văn hóa giao tiếp mọi HSSV tự giác thực hiện
* Những giá trị mới cần nghiên cứu xác lập:
1) Trong nói chuyện giao tiếp hàng ngày của HSSV có đan xen tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2) Có giải pháp xác lập giá trị mới trong giao tiếp bên cạnh việc không làm mất đi, những mặt tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam
3) Chào hỏi với nhau bằng tiếng Anh
4) Giao tiếp trong môi trường mạng Internet, điện thoại di động
3- Những bức xúc của văn hóa học đường hiện nay đánh giá ở mức:
- Báo động: • 121 = 86,42 % ; Bình thường: • 17= 12,14 %;
Không quan tâm: • 2 = 1,42 %
Ý kiến trao đổi thêm về vấn đề này
- Cần thực hiện cải cách nghiên cứu chương trình & sách giáo khoa các cấp, sớm nghiên cứu có qui chế để thầy dành thời gian gặp học sinh trước/sau giờ học nếu học sinh có thắc mắc.
- Triển khai các chương trình dạy học “ngòai nhà trường” như dạy kèm miễn phí để giúp đỡ những học sinh yếu, cần có chương trình tư vấn cho học sinh để chuẩn bị học lên đại học, v.v.
4- Với thực tiễn đào tạo hiện nay và qua tham khảo các anh chị cựu SVHS đã ra trường; đánh giá về văn hóa ứng xử của HSSV tốt nghiệp ra trường
- Được: • 68 = 48,57 %; Chưa được: • 46 = 32, 85 %
Không trả lời: 26 = 18,57 %
Ý kiến trao đổi thêm về vấn đề này
1- Một số HSSV tốt nghiệp ra trường nhưng chưa thật sự tự tin trong giao tiếp ứng xử.
2- Một số HSSV chưa ứng xử có văn hóa
3- Một bộ phận HSSV tốt nghiệp ra trường chưa giúp đỡ các thế hệ HSSV đi sau
4- HSSV khóa trước chưa thật sự yêu thích ngành mình học, chưa tận tâm chỉ dẫn giúp đỡ tân sinh viên
5- Chưa kết nối, hình thành mạng lưới cựu HSSV là bỏ lỡ một cơ hội lớn để HSSV còn ngồi trên ghế nhà trường hoạc tập, rèn luyện toàn diện
5- Đánh giá của HSSV về việc tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường của các tổ chức đòan thể HSSV mà mình biết ? Bạn đã tiếp cận tổ chức nào
- Đòan TN • 82 = 58, 57 %; Hội SV: • 75 = 53,57 %; Hội LHTN: • 7= 5 % Hội Chữ thập đỏ: • 71 = 50,71 %; ; Không có: • 1 = 0, 71 %
- Các mô hình họat động đòan thể của HSSV trong nhà trường có tác dụng
- Thiết thực: • 118 = 84,28 %; Không có: • 2 = 1,42 %;
Do dự: • 20 =14,2 %
* Một số ý kiến khác về vấn đề giao tiếp của HSSV hiện nay:
1- Giao tiếp có văn hóa giúp HSSV giữ được vị thế xứng đáng trong xã hội, tự tin trước tập thể, thể hiện được tính trách nhiệm của công dân trẻ, là kênh để HSSV học hỏi được nhiều điều mới mà sách vở, thầy cô không đề cập đến.
2- Hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội SV chưa sôi nổi, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của HSSV.
3- Khi học tiếng nước ngoài, HSSV có thêm phương tiện giao tiếp, điều đó chỉ có ích thật sự khi nó góp phần làm cho giao tiếp của HSSV có văn hóa. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp với bạn bè nước ngoài tốt phải đi kèm với có hành vi ứng xử văn hóa trong giao tiếp.
4- Nếu có thể, cần mở rộng sự hợp tác giữa các trường ĐH – CĐ của Việt Nam và nước ngoài thông qua tạo lập những chương trình du học, giao lưu học thuật, hợp tác nghiên cứu, dã ngoại, thực hành thực tế … bổ ích qua đó HSSV có thể trao đổi ý kiến, phong tục, v.v. để cùng nhau phát triển, giúp HSSV chúng ta không chỉ tiếp cận trí tuệ, văn minh thế giới mà còn làm đẹp giao tiếp văn hóa học đường Việt Nam.
* Một số đánh giá ban đầu về công tác giáo dục văn hóa học đường trong trường học hiện nay
1. Về nội dung;
Thực chất trong nhà trường ĐH – CĐ công tác giáo dục văn hóa học đường, cụ thể là giáo dục văn hóa giao tiếp gần như chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mức, với quan điểm coi HSSV đã lớn có đủ tư cách công dân nên nhà trường chưa thật sự quan tâm; trong khi đó, ở các bậc học dưới HSSV lại chưa được tổ chức học tập, sinh hoạt trong một môi trường giao tiếp ứng xử có văn hóa, các bài học đạo đức, giáo dục công dân… phần lớn mang nặng tính “lý thuyết” hơn là giúp HSSV có khả năng hành dụng. Thực tế cho thấy, văn hóa giao tiếp có nghĩa rất rộng, HSSV đến trường để học và tiếp thu kiến thức thì trong đó cũng đã tiếp thu một phần của văn hóa nhân loại. Đặc biệt là thông qua các bộ môn như Giáo dục công dân, Văn, Sử... điều quan trọng là thầy cô giáo lồng ghép, tích hợp thế nào để HSSV phải tự giác điều chỉnh hành vi, biết biến kiến thức đã trang bị thành hành vi cụ thể của mình để thể hiện với mọi người xung quanh,cái nào tốt thì học,cái nào xấu thì phải biết và tránh xa.
Mặt khác, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là hoạt động trong môi trường mạng Internet, viễn thông không dây… bên cạnh môi trường xã hội, quan hệ cư xử hàng xóm láng giềng hàng ngày có nhiều yếu tố bất lợi không tạo ra hành lang “thói quen” hấp dẫn học sinh rèn luyện, chuyển đổi hành vi tốt, hành vi có lợi trong giao tiếp, ứng xử…
2. Hình thức
Có thể nói trong các trường ĐH – CĐ hiện nay chưa có nhiều mô hình thích hợp giúp HSSV tự mình rèn luyện giao tiếp theo hướng có văn hóa, hình thức chung vẫn chỉ là việc tổ chức thực hiện theo nội qui nhà trường, thực hiện đồng phục, nề nếp giờ giấc đến lớp… Tuy nhiên những hình thức có thể gọi là góp phần rèn luyện văn hóa giao tiếp đang có nguy cơ bị “yếu thế” khi tới đây các trường chuyển hẳn từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, khi mà lớp học truyền thống không còn cùng với sự mất đi hình ảnh thầy cô giáo chủ nhiệm…
Có thể khẳng định, qua các hình thức giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV cho thấy các trường chưa có trách nhiệm lắm đối với công tác rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV, mọi hoạt động của trường hướng vào chuyên môn, bài vở, điểm số… HSSV ra ngoài trường thế nào, giao du với ai, giao tiếp ứng xử ra sao, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt… nhất là đối với HSSV ngoại trú, ở trọ… ít được quan tâm hoặc chỉ được quan tâm khi trong bộ phận HSSV này xảy ra “vụ việc có vấn đề”!
III. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Bàn đến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường; chúng tôi xin được bắt đầu từ câu khẩu hiệu mà chúng ta thường bắt gặp ở hầu hết các trường học trên cả nước - “Tiên học lễ, hậu học văn”, đây là câu khẩu hiệu được truyền dạy từ ngày xưa, được coi là “thần khẩu” mà ai đến trường cũng phải nhập tâm. Thế nhưng dường như câu khẩu hiệu đó vẫn chỉ là “khẩu hiệu”, chưa đi vào đời sống bởi học “lễ”, học “văn” không đơn giản chỉ từ câu khẩu hiệu đó mà đi vào lòng HSSV được !
Văn hóa học đường đã gióng lên một hồi chuông báo động do sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận HSSV, để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía gia đình cùng với nhà trường và xã hội giúp cho HSSV bắt nhịp bài học đầu tiên khi đến trường: bài học “Tiên học lễ, hậu học văn”. Với ý tưởng làm sống dậy bài học rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu ở dạng “thông tin trao đổi”, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau;
1- Sớm tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách chính thức trên qui mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường; trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa, ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV từ các bậc học mầm non đến Đại học.
2- Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học tập, huy động vai trò của HSSV lớp đàn anh, cựu HSSV…. vào cuộc, cùng chung tay tham gia èn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV nhằm nhanh chóng tiếp cận và triển khai có hiệu quả công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV khi chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.
3- Có Đề án nghiên cứu xác lập các giá trị mới trong giao tiếp học đường theo hướng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo tồn và phát huy bản sắc tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam, tránh tình trạng để HSSV tự nhận thức và lúng túng như hiện nay.
4- Nghiên cứu xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV. Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục cần nghiên cứu sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà trong đó, thầy giáo vừa truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho học trò “bài học làm người”.
5 Hạnh phúc lớn nhất của bậc làm cha mẹ là con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt và đó cũng chính là ước muốn của nhà trường và xã hội. Ông bà ta có câu “con dại cái mang” câu nói đó khẳng định trách nhiệm của bậc làm cha mẹ khi con cái chưa ngoan. Hiện nay, ngoài giờ học tập ở trường, hàng ngày HSSV được tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ thông qua Internet và nếu như không được trang bị những kiến thức cơ bản để nhận biết cái hay cái đẹp trong những thông tin mà trẻ tiếp nhận sẽ có lúc HSSV có những hành vi sai trái. Cần có những tác động tích cực để khơi dậy tiềm năng giáo dục văn hóa giao tiếp từ gia đình đối với HSSV. Muốn giáo dục tốt HSSV, theo chúng tôi cần khai thác kênh hợp tác với gia đình; phụ huynh không chỉ là cha mẹ mà phải còn là “bạn thân” của con em mình, có như thế chúng ta mới đồng hành cùng các em trên đường đời, giúp con em mình trưởng thành, trở thành công dân tốt cho xã hội.
6- Tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện HS, các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện giáo dục văn hóa học đường, đặc biệt lưu ý sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường mà cầu nối là ban đại diện HS lớp - trường.
Người Việt Nam chúng ta có nét đẹp truyền thống là đề cao tinh thần "tôn sư trọng đạo". Cha mẹ có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người, công lao dưỡng dục đó sẽ càng ngời sáng khi chúng ta có lớp lớp thế hệ HSSV có hiểu biết và kỹ năng thực hành văn hóa giao tiếp trong và ngoài nhà trường. Nền giáo dục nước nhà hưng thịnh hay không câu trả lời không chỉ ở thành tích, điểm số học tập, bằng cấp, học hàm học vị… mà còn ở chính thái độ, phong cách, bản lĩnh văn hóa trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.
Nếu trong cộng đồng xã hội ai cũng có ý thức nhắc nhở HSSV thực hiện tốt “nếp sống văn hóa học đường” sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ nhân đất nước hôm nay. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoà vào dòng chảy của sự phát triển, văn hóa giao tiếp trong nhà trường phải phát triển lên một tầm cao mới; nhu cầu được giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống học đường. Nhưng do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng, những tác động có phần tiêu cực đến nền văn hoá, truyền thống bản sắc của dân tộc. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đi từ rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp hàng ngày,. Hàng giờ trong từng tiết giảng cho HSSV là vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu hiện nay rất cần đựơc các trường ĐH - CĐ hưởng ứng mạnh mẽ, có như vậy chúng ta mới huy động được nguồn lực nội sinh chấn hưng bằng con đường giáo dục.
- TP Hồ Chí Minh - Bến Tre, tháng 11 năm 2009
Tài liệu tham khảo
1. Bridget Murray (2000). Professos’most grating habits. Monitor on psychology, 1/2000.
2. Daniel Goleman (2006). The socially Intelligent Leader.
3. Daniel Goleman (1995). Emotional Intelligent. New York: McGraw Hill, USA.
4. Richard I.Arends. Learning to teach. Mc Graus – Hill companies, 1998.
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Quyết định số 16/QĐ- BGDĐT ngày 16/4/2008, Ban hành Qui đạo đức nhà giáo, H.2008
6. PGS.TS Đào Thị Oanh, Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội “Một khía cạnh xây dựng văn hoá học đường nhìn từ góc độ tâm lí học”
Các bạn thân mến! Ngày nhà giáo đang đến gần cũng là thời điểm Hội thảo khoa học giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường do Viện NCGD đang tích cực chuẩn bị, để có thêm thông tin và làm cho diễn đàn của chúng ta có thêm hơi thở cuộc sống học đường, chúng tôi xin mời các bạn tham thảo luận các bài viết của TNV VID Bến Tre ....
RÈN LUYỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP HỌC ĐƯỜNG – GIẢI PHÁP CHẤN HƯNG NỀN GIÁO DỤC
Phạm Văn Luân - trường CĐ Bến Tre
Christine Nguyen - Yale University '09
Fulbright Scholar - Việt Nam
Dư luận xã hội nhiều năm gần đây đã quan tâm đến một vấn đề “nóng” và nhạy cảm đã nhanh chóng trở thành diễn đàn xã hội – giáo dục:
- “Văn hóa học đường”
Theo chúng tôi đây là một sự phản ứng rất kịp thời và bổ ích vì qua diễn đàn này, chúng ta sẽ hiểu thêm được thực trạng của cái gọi là “đạo đức của học sinh sinh viên (HSSV) hiện nay đang xuống cấp đến mức báo động” và qua đó huy động nguồn lực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp tăng cường giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường cho HSSV hiệu quả hơn – con đường góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưng đất nước bằng quốc sách giáo dục.
Hiện nay đất nước ta đang trên đường hội nhập để phát triển, đời sống xã hội, bên cạnh những mặt ưu việt, tiến bộ, nhất là ở khía cạnh đạo đức, văn hóa có nhiều diễn biến phức tạp, không ít những luồng văn hóa phẩm độc hại du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lối sống của mọi tầng lớp nhân dân; trong đó nhà trường, cụ thể là HSSV chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhanh nhất. Chính vì vậy, khi nói đến chất lượng thực của giáo dục & đào tạo người ta nghĩ ngay đến giáo dục toàn diện mà cụ thể là cách thức thiết kế và tổ chức thực hiện xây dựng nếp sống “văn hóa học đường” bởi đây là một cách tiếp cận để nhận diện giáo dục của một quốc gia có ý nghĩa thuyết phục hơn bao giờ hết.
Với tâm huyết góp phần nhỏ vào công cuộc chấn hưng đất nước bằng quốc sách giáo dục, cách tiếp cận của chúng tôi từ góc nhìn giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường cho HSSV hiện nay – Những vấn đề chung cần thống nhất – Thực trạng và Giải pháp. Điểm nhấn của chúng tôi trong bài nghiên cứu nhỏ này là sự tham gia của học sinh sinh viên (có cả nghiên cứu sinh nước ngoài đang nghiên cứu, học tập tại Việt Nam) – những người có cùng mối quan tâm lo lắng về hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường vốn được nhiều người cho rằng chưa được quan tâm đúng mức.
I- Một số vấn đề chung cần thống nhất về giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường trong mối quan tâm của chúng tôi
- Bàn thêm về khái niệm “văn hóa giao tiếp trong nhà trường”;
Chúng tôi thống nhất với các ý kiến cho rằng, “văn hóa giao tiếp trong nhà trường” (VHGT) theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử, giao tiếp giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò và mở rộng sự thể hiện sinh động quan hệ thầy – trò trong nhà trường ra ngoài xã hội. VHGT trong nhà trường vì vậy có liên quan mât thiết đến tòan bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhà trường và cộng đồng xã hội. Nó phải được thể hiện thành một hệ thống hoàn chỉnh và luôn thích ứng với thời cuộc trên nền tảng nhân văn, nhân bản của dân tộc mà giáo dục là một cứu cánh, VHGT trong nhà trường được xem là những gì tinh túy, tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường và xã hội chấp nhận; VHGT trong nhà trường thể hiện diện mạo của giáo dục, trình độ dân trí của một vùng miền và trong đó thể hiện cả chất lượng giáo dục & đào tạo.
- Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường đến học sinh sinh viên (HSSV);
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hai vấn đề dễ thống nhất với nhau khi bàn về ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường đối với HSSV là;
Thứ nhất, chính văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ tạo ra một môi trường học tập, rèn luyện có lợi nhất cho HSSV; HSSV sẽ cảm thấy tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, ham học trong môi trường văn hóa đích thực; với HSSV có được môi trường thể hiện đúng nghĩa văn hóa giao tiếp trong nhà trường là có được niềm vui, niềm tin khi đến trường. HSSV khi được tôn trọng, được thừa nhận sẽ cảm thấy mình có giá trị, thấy rõ trách nhiệm và “công học tập” (cách dùng của Bác Hồ trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập- tháng 8/1945) của mình. Trong một môi trường giao tiếp có văn hóa sẽ giúp HSSV tích cực khám phá, trải nghiệm và tích cực tương tác, hợp tác hiệu quả với giáo viên, với nhóm bạn và nỗ lực đạt thành tích học tập, rèn luyện cao nhất.
Thứ hai, văn hóa giao tiếp trong nhà trường sẽ tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh: học sinh cảm thấy an toàn, cởi mở, biết chia sẻ và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Nhà trường thực hiện được văn hóa giao tiếp sẽ mở ra phong trào khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân, tư duy sáng tạo sẽ được thúc đẩy. Thực hiện văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là tiến hành xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò một cách đích thực.
Điều đáng lưu tâm hiện nay là nhà trường chúng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong bối cảnh mà nhiều người tâm huyết với giáo dục cho rằng văn hóa giao tiếp trong nhà trường đang đến hồi báo động! Do đó thống nhất lại khái niệm, bàn thêm về văn hóa giao tiếp trong nhà trường theo chúng tôi là việc cần làm và nên trở thành một diễn đàn, một tiêu điểm thực tế để cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hướng đến.
Là những người đang học tập, công tác và nghiên cứu trong nhà trường, có lắng nghe tâm sự của nhiều bạn đồng nghiệp đứng trên bục giảng, chúng tôi rất bức xúc và lo lắng trước tình trạng tiêu cực trong HSSV: nặng nề như việc trò hành hung thầy, phạm pháp, nghiện ngập và vướng vào các tệ nạn xã hội khác … nhẹ và dễ dàng nhận thấy ở nơi công cộng là nói tục chửi thề v.v… Để ngăn chặn những hiện tượng trên, theo chúng tôi trước hết cần có một cuộc tổng điều tra chính thức về mức độ của vấn đề và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục đúng mức để có thể đưa ra những nhận định khoa học và cứ liệu chính xác về môi trường giao tiếp trong nhà trường, về đạo đức của HSSV.
II. Đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử, giao tiếp học đường hiện nay
Cách tiếp cận của chúng tôi khi tổ chức đánh giá thực trạng văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của HSSV trong nhà trường hiện nay chỉ hướng vào góc nhìn HSSV; như đã kiến nghị, việc tổ chức đánh giá vấn đề nhạy cảm này phải là một công trình qui mô, mang tính quốc gia mới có thể đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và nhận định một cách tòan diện về văn hóa giao tiếp trong nhà trường.
Chúng ta đều biết rõ, đi đứng, nói năng, ứng xử nơi công cộng thoạt đầu nói ra ai cũng nghĩ đây là chuyện thường tình, nhưng trong thực tế không đơn giản như vậy, cuộc sống đã chỉ rõ bất cứ nơi đâu cũng cần sự giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho mình, cho mọi người xung quanh, yêu cầu đó khiến người ta cho rằng lớp trẻ ngày nay thiếu văn hóa bởi họ bắt gặp không ít hình ảnh không đẹp, tình huống không hay của các bạn trẻ có khi là HSSV ở nơi công cộng. Không ít những tình huống tệ hơn nữa đang diễn ra trước mắt mọi người, khiến ai cũng giật mình tự hỏi, phải chăng ý thức ứng xử ở những nơi công cộng của lớp trẻ bây giờ làm cho người xung quanh tỏ thái độ khó chịu ?
Một vài hiê75n tượng mang tính phổ quát, tuy chỉ là một số ít trường hợp diễn ra trong cuộc sống thường ngày mà các bạn trẻ cho rằng do nhịp sống hiện đại làm tan biến cách ứng xử văn minh nơi công cộng. Chuyện HSSV nhường ghế cho người già trên xe buýt, nơi công cộng ngày càng ít hơn. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng sống quan trọng; nhưng rất tiếc, một số bạn trẻ bây giờ không thấy được điều đó. Chúng tôi tất tâm đắc với khuyến cáo rất chân thành là nhà trường sớm có bộ môn học dành riêng dạy về ứng xử nơi công cộng để HSSV được học và ý thức hơn trong việc ứng xử có văn hóa ngay trong ngôi trường thân yêu của mình rồi mới tiến ra cộng đồng, xã hội, giữa cuộc sống đời thường.
- Vài suy ngẫm từ cuộc khảo sát nhỏ
Khi tìm hiểu về văn hóa giao tiếp trong nhà trường, chúng tôi luôn có ý thức làm sao để không bị cuốn vào những chuyện tế nhị mà xã hội đang bức xúc, cuộc vận động làm cho trường học thân thiện, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống học đường mấy năm qua, không trực tiếp thì cũng gián tiếp mở ra nhiều kênh giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp cho HSSV. Báo cáo từ các cuộc vận động này, số liệu đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV hàng năm ở các trường có lẽ sẽ phản ánh phần nào bức tranh toàn cảnh về văn hóa giao tiếp nhà trường hiện nay dù chưa làm hài lòng mọi người.
Chúng tôi tiếp cận vấn đề văn hóa giao tiếp trong nhà trường ở một góc nhìn riêng nên đã tiến hành cuộc khảo sát nhỏ từ các bạn HSSV các trường CĐ, TCCN ở Bến Tre và một số bạn là sinh viên, học viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài cũng như từ nước ngoài về Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề văn hóa giao tiếp trong nhà trường quả là một vấn đề “nóng”; nhìn chung HSSV đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và có nhiều ý kiến tâm huyết, mong muốn sớm được học tập, rèn luyện trong một môi trường học đường có văn hóa và được giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp ứng xử - cái mà ngành giáo dục gọi là “giáo dục kỹ năng sống” và đang tiếnj hành trong khối giáo dục phổ thông. Theo các bạn, cần thiết đưa giáo dục kỹ năng sống vào cả trường ĐH – CĐ như một môn học ít nhất là trong bối cảnh cần kíp hiện nay!
Do giới hạn của bài nghiên cứu, chúng tôi xin sẽ có phân tích sâu về kết quả cuộc khảo sát này trong một dịp khác, ở đây chỉ xin mời xem tổng hợp kết quả khảo sát và cùng trao đổi thêm với chúng tôi về những vấn đề đằng sau những số liệu này…
TỔNG HỢP PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
- Tổng số phiếu phát ra 160, thu vào 140.
1- “Văn hóa học đường tốt” là một điều kiện trong những điều kiện quan trọng để giáo dục đào tạo tốt :
- Đúng : • 127 = 90,71 %; Sai: •; Không rõ: • 13 = 9,28 %
- Văn hóa giao tiếp là một nội dung quan trọng trong văn hóa học đường
- Đúng : • 133 = 95 % Sai: •; Không rõ: • 7 = 5 %
- Qui định, nội qui được phổ biến của trường, khoa có thực sự góp phần xây dựng văn hóa học đường:
- Có: • 123 = 87,85 % ; Chưa • 17 = 12, 14 %; Không rõ: •
- Giao tiếp; Ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng cần được đào tạo bài bản cho sinh viên:
- Đúng: • 134 = 95,7 %; Không đúng • ; Không rõ: • 6 = 4,28 %
2- Nhiều vấn đề của giao tiếp truyền thống Việt Nam trong nhà trường hiện nay không được tôn trọng, một số giá trị mới trong giao tiếp của nhà trường hiện đại chưa được xác lập rõ ràng ?
- Đúng: • 112 = 80 %; Sai: • 2 = 1,42 %; Không rõ: • 26 = 18,57 %
Ý kiến về một số giá trị mới trong giao tiếp, những mặt tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam cần bảo tồn, phát huy :
* Cần bảo tồn
1) Sự lễ phép giữa học sinh và giáo viên
2) Sự siêng năng học hành của học sinh
3) Nội qui nhà trường hướng tới qui ước văn hóa giao tiếp mọi HSSV tự giác thực hiện
* Những giá trị mới cần nghiên cứu xác lập:
1) Trong nói chuyện giao tiếp hàng ngày của HSSV có đan xen tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2) Có giải pháp xác lập giá trị mới trong giao tiếp bên cạnh việc không làm mất đi, những mặt tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam
3) Chào hỏi với nhau bằng tiếng Anh
4) Giao tiếp trong môi trường mạng Internet, điện thoại di động
3- Những bức xúc của văn hóa học đường hiện nay đánh giá ở mức:
- Báo động: • 121 = 86,42 % ; Bình thường: • 17= 12,14 %;
Không quan tâm: • 2 = 1,42 %
Ý kiến trao đổi thêm về vấn đề này
- Cần thực hiện cải cách nghiên cứu chương trình & sách giáo khoa các cấp, sớm nghiên cứu có qui chế để thầy dành thời gian gặp học sinh trước/sau giờ học nếu học sinh có thắc mắc.
- Triển khai các chương trình dạy học “ngòai nhà trường” như dạy kèm miễn phí để giúp đỡ những học sinh yếu, cần có chương trình tư vấn cho học sinh để chuẩn bị học lên đại học, v.v.
4- Với thực tiễn đào tạo hiện nay và qua tham khảo các anh chị cựu SVHS đã ra trường; đánh giá về văn hóa ứng xử của HSSV tốt nghiệp ra trường
- Được: • 68 = 48,57 %; Chưa được: • 46 = 32, 85 %
Không trả lời: 26 = 18,57 %
Ý kiến trao đổi thêm về vấn đề này
1- Một số HSSV tốt nghiệp ra trường nhưng chưa thật sự tự tin trong giao tiếp ứng xử.
2- Một số HSSV chưa ứng xử có văn hóa
3- Một bộ phận HSSV tốt nghiệp ra trường chưa giúp đỡ các thế hệ HSSV đi sau
4- HSSV khóa trước chưa thật sự yêu thích ngành mình học, chưa tận tâm chỉ dẫn giúp đỡ tân sinh viên
5- Chưa kết nối, hình thành mạng lưới cựu HSSV là bỏ lỡ một cơ hội lớn để HSSV còn ngồi trên ghế nhà trường hoạc tập, rèn luyện toàn diện
5- Đánh giá của HSSV về việc tham gia xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường của các tổ chức đòan thể HSSV mà mình biết ? Bạn đã tiếp cận tổ chức nào
- Đòan TN • 82 = 58, 57 %; Hội SV: • 75 = 53,57 %; Hội LHTN: • 7= 5 % Hội Chữ thập đỏ: • 71 = 50,71 %; ; Không có: • 1 = 0, 71 %
- Các mô hình họat động đòan thể của HSSV trong nhà trường có tác dụng
- Thiết thực: • 118 = 84,28 %; Không có: • 2 = 1,42 %;
Do dự: • 20 =14,2 %
* Một số ý kiến khác về vấn đề giao tiếp của HSSV hiện nay:
1- Giao tiếp có văn hóa giúp HSSV giữ được vị thế xứng đáng trong xã hội, tự tin trước tập thể, thể hiện được tính trách nhiệm của công dân trẻ, là kênh để HSSV học hỏi được nhiều điều mới mà sách vở, thầy cô không đề cập đến.
2- Hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội SV chưa sôi nổi, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của HSSV.
3- Khi học tiếng nước ngoài, HSSV có thêm phương tiện giao tiếp, điều đó chỉ có ích thật sự khi nó góp phần làm cho giao tiếp của HSSV có văn hóa. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp với bạn bè nước ngoài tốt phải đi kèm với có hành vi ứng xử văn hóa trong giao tiếp.
4- Nếu có thể, cần mở rộng sự hợp tác giữa các trường ĐH – CĐ của Việt Nam và nước ngoài thông qua tạo lập những chương trình du học, giao lưu học thuật, hợp tác nghiên cứu, dã ngoại, thực hành thực tế … bổ ích qua đó HSSV có thể trao đổi ý kiến, phong tục, v.v. để cùng nhau phát triển, giúp HSSV chúng ta không chỉ tiếp cận trí tuệ, văn minh thế giới mà còn làm đẹp giao tiếp văn hóa học đường Việt Nam.
* Một số đánh giá ban đầu về công tác giáo dục văn hóa học đường trong trường học hiện nay
1. Về nội dung;
Thực chất trong nhà trường ĐH – CĐ công tác giáo dục văn hóa học đường, cụ thể là giáo dục văn hóa giao tiếp gần như chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng mức, với quan điểm coi HSSV đã lớn có đủ tư cách công dân nên nhà trường chưa thật sự quan tâm; trong khi đó, ở các bậc học dưới HSSV lại chưa được tổ chức học tập, sinh hoạt trong một môi trường giao tiếp ứng xử có văn hóa, các bài học đạo đức, giáo dục công dân… phần lớn mang nặng tính “lý thuyết” hơn là giúp HSSV có khả năng hành dụng. Thực tế cho thấy, văn hóa giao tiếp có nghĩa rất rộng, HSSV đến trường để học và tiếp thu kiến thức thì trong đó cũng đã tiếp thu một phần của văn hóa nhân loại. Đặc biệt là thông qua các bộ môn như Giáo dục công dân, Văn, Sử... điều quan trọng là thầy cô giáo lồng ghép, tích hợp thế nào để HSSV phải tự giác điều chỉnh hành vi, biết biến kiến thức đã trang bị thành hành vi cụ thể của mình để thể hiện với mọi người xung quanh,cái nào tốt thì học,cái nào xấu thì phải biết và tránh xa.
Mặt khác, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là hoạt động trong môi trường mạng Internet, viễn thông không dây… bên cạnh môi trường xã hội, quan hệ cư xử hàng xóm láng giềng hàng ngày có nhiều yếu tố bất lợi không tạo ra hành lang “thói quen” hấp dẫn học sinh rèn luyện, chuyển đổi hành vi tốt, hành vi có lợi trong giao tiếp, ứng xử…
2. Hình thức
Có thể nói trong các trường ĐH – CĐ hiện nay chưa có nhiều mô hình thích hợp giúp HSSV tự mình rèn luyện giao tiếp theo hướng có văn hóa, hình thức chung vẫn chỉ là việc tổ chức thực hiện theo nội qui nhà trường, thực hiện đồng phục, nề nếp giờ giấc đến lớp… Tuy nhiên những hình thức có thể gọi là góp phần rèn luyện văn hóa giao tiếp đang có nguy cơ bị “yếu thế” khi tới đây các trường chuyển hẳn từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, khi mà lớp học truyền thống không còn cùng với sự mất đi hình ảnh thầy cô giáo chủ nhiệm…
Có thể khẳng định, qua các hình thức giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV cho thấy các trường chưa có trách nhiệm lắm đối với công tác rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV, mọi hoạt động của trường hướng vào chuyên môn, bài vở, điểm số… HSSV ra ngoài trường thế nào, giao du với ai, giao tiếp ứng xử ra sao, điều kiện ăn, ở, sinh hoạt… nhất là đối với HSSV ngoại trú, ở trọ… ít được quan tâm hoặc chỉ được quan tâm khi trong bộ phận HSSV này xảy ra “vụ việc có vấn đề”!
III. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Bàn đến giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường; chúng tôi xin được bắt đầu từ câu khẩu hiệu mà chúng ta thường bắt gặp ở hầu hết các trường học trên cả nước - “Tiên học lễ, hậu học văn”, đây là câu khẩu hiệu được truyền dạy từ ngày xưa, được coi là “thần khẩu” mà ai đến trường cũng phải nhập tâm. Thế nhưng dường như câu khẩu hiệu đó vẫn chỉ là “khẩu hiệu”, chưa đi vào đời sống bởi học “lễ”, học “văn” không đơn giản chỉ từ câu khẩu hiệu đó mà đi vào lòng HSSV được !
Văn hóa học đường đã gióng lên một hồi chuông báo động do sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận HSSV, để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía gia đình cùng với nhà trường và xã hội giúp cho HSSV bắt nhịp bài học đầu tiên khi đến trường: bài học “Tiên học lễ, hậu học văn”. Với ý tưởng làm sống dậy bài học rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV, trên cơ sở những nghiên cứu ban đầu ở dạng “thông tin trao đổi”, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau;
1- Sớm tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách chính thức trên qui mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường; trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa, ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV từ các bậc học mầm non đến Đại học.
2- Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư vấn học tập, huy động vai trò của HSSV lớp đàn anh, cựu HSSV…. vào cuộc, cùng chung tay tham gia èn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV nhằm nhanh chóng tiếp cận và triển khai có hiệu quả công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV khi chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.
3- Có Đề án nghiên cứu xác lập các giá trị mới trong giao tiếp học đường theo hướng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo tồn và phát huy bản sắc tốt đẹp của giao tiếp truyền thống Việt Nam, tránh tình trạng để HSSV tự nhận thức và lúng túng như hiện nay.
4- Nghiên cứu xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong quá trình rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV. Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục cần nghiên cứu sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà trong đó, thầy giáo vừa truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho học trò “bài học làm người”.
5 Hạnh phúc lớn nhất của bậc làm cha mẹ là con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt và đó cũng chính là ước muốn của nhà trường và xã hội. Ông bà ta có câu “con dại cái mang” câu nói đó khẳng định trách nhiệm của bậc làm cha mẹ khi con cái chưa ngoan. Hiện nay, ngoài giờ học tập ở trường, hàng ngày HSSV được tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ thông qua Internet và nếu như không được trang bị những kiến thức cơ bản để nhận biết cái hay cái đẹp trong những thông tin mà trẻ tiếp nhận sẽ có lúc HSSV có những hành vi sai trái. Cần có những tác động tích cực để khơi dậy tiềm năng giáo dục văn hóa giao tiếp từ gia đình đối với HSSV. Muốn giáo dục tốt HSSV, theo chúng tôi cần khai thác kênh hợp tác với gia đình; phụ huynh không chỉ là cha mẹ mà phải còn là “bạn thân” của con em mình, có như thế chúng ta mới đồng hành cùng các em trên đường đời, giúp con em mình trưởng thành, trở thành công dân tốt cho xã hội.
6- Tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học phổ thông, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện HS, các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện giáo dục văn hóa học đường, đặc biệt lưu ý sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường mà cầu nối là ban đại diện HS lớp - trường.
Người Việt Nam chúng ta có nét đẹp truyền thống là đề cao tinh thần "tôn sư trọng đạo". Cha mẹ có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người, công lao dưỡng dục đó sẽ càng ngời sáng khi chúng ta có lớp lớp thế hệ HSSV có hiểu biết và kỹ năng thực hành văn hóa giao tiếp trong và ngoài nhà trường. Nền giáo dục nước nhà hưng thịnh hay không câu trả lời không chỉ ở thành tích, điểm số học tập, bằng cấp, học hàm học vị… mà còn ở chính thái độ, phong cách, bản lĩnh văn hóa trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.
Nếu trong cộng đồng xã hội ai cũng có ý thức nhắc nhở HSSV thực hiện tốt “nếp sống văn hóa học đường” sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành người chủ nhân đất nước hôm nay. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoà vào dòng chảy của sự phát triển, văn hóa giao tiếp trong nhà trường phải phát triển lên một tầm cao mới; nhu cầu được giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống học đường. Nhưng do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng, những tác động có phần tiêu cực đến nền văn hoá, truyền thống bản sắc của dân tộc. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đi từ rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp hàng ngày,. Hàng giờ trong từng tiết giảng cho HSSV là vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu hiện nay rất cần đựơc các trường ĐH - CĐ hưởng ứng mạnh mẽ, có như vậy chúng ta mới huy động được nguồn lực nội sinh chấn hưng bằng con đường giáo dục.
- TP Hồ Chí Minh - Bến Tre, tháng 11 năm 2009
Tài liệu tham khảo
1. Bridget Murray (2000). Professos’most grating habits. Monitor on psychology, 1/2000.
2. Daniel Goleman (2006). The socially Intelligent Leader.
3. Daniel Goleman (1995). Emotional Intelligent. New York: McGraw Hill, USA.
4. Richard I.Arends. Learning to teach. Mc Graus – Hill companies, 1998.
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Quyết định số 16/QĐ- BGDĐT ngày 16/4/2008, Ban hành Qui đạo đức nhà giáo, H.2008
6. PGS.TS Đào Thị Oanh, Viện NCSP, ĐHSP Hà Nội “Một khía cạnh xây dựng văn hoá học đường nhìn từ góc độ tâm lí học”
- Attachments:
- DSC04173.JPG, 1.6 MB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét