Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Vài suy nghĩ đề xuất giải pháp xây dựng và nâng chất xã, phường văn hoá

Vài suy nghĩ đề xuất giải pháp xây dựng và nâng chất xã, phường văn hoá

Vài suy nghĩ đề xuất giải pháp xây dựng
và nâng chất xã, phường văn hoá

Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá đã có tiền thân từ sau cách mạng Tháng Tám, với cuốn Đời sống Mới ( 1947), Bác Hồ với bút danh Tân Sinh đã viết:
“ Mỗi người dân làm đúng theo đời sống mới thì đời sống trong một nhà cũng dễ dàng thôi. Cũng như mỗi viên đá trơn tru vững chắc thì chỉ cần một ít vôi là đắp thành một bức tường tốt.
Về tinh thần thì phải trên thuận dưới hoà, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng.
Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm phải ăn đều, tiêu xài có kế hoạch, có ngăn nắp.
Cưới hỏi, giỗ, tết nên giản đơn, tiết kiệm.
Trong nhà, ngoài vườn phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn lòng giúp đỡ.
Đối với việc làng, việc nước phải hăng hái làm gương.
Người trong nhà ai cũng biết chữ.
Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng, một nhà như thế nhất định sẽ phát đạt”.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975, Bộ Văn hoá và Thông tin và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam ra Thông tư liên tịch số 35/NSM về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “ Gia đình văn hoá mới”. Sau nhiều năm thực hiện, rút kinh nghiệm BCĐ TW đổi tên là “ Phong trào xây dựng đời sống văn hoá”, với các nội dung:
- Xây dựng gia đình no ấm, hoàn thiện, tiến bộ, hạnh phúc
- Thực hiện tốt Kế hoạch hoá gia đình.
- Đoàn kết xóm giềng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Đối với tỉnh Bến Tre có ban hành Quyết định số: 2236/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2006 về việc ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu trong phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre”, giai đoạn 2006 – 2010”. Trong thời gian qua, phong trào này đã được các cấp quan tâm lãnh, chỉ đạo và nhân dân đồng tình hưởng ứng đến nay đã công nhận được 78/164 xã, phường đạt 47,56 %, nhiều kế hoạch, các phong trào diễn ra sôi nổi, thực tế phải kiên trì vận động, quyết tâm cao từ lãnh đạo đến nhân dân mới đạt kết quả nêu trên.
Để góp phần nâng cao chất lượng trong cuộc vận động, tôi có vài suy nghĩ đề xuất giải pháp xây dựng và nâng chất xã, phường văn hoá, cần phải có quy trình cụ thể để góp sức cho Ban chỉ đạo và ban vận động các cấp suy nghĩ.
Trước khi được công nhận xã văn hoá:
Ban chỉ đạo xã đăng ký lập 2 kế hoạch: kế hoạch điều tra cơ bản và kế hoạch tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban vận động, các đoàn thể đến các tổ trưởng, tổ phó tổ nhân dân tự quản
Sau tập huấn: Đảng uỷ, Chi bộ xây dựng Nghị quyết, ban chỉ đạo, ban vận động, các thành viên Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng kế hoạch triển khai và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
Trong thời gian xây dựng xã văn hoá:
- Ban vận động ấp, khu phố hướng dẫn, tuyên truyền nhân dân hiểu rõ ý nghĩa thực hiện các nội dung và các thiết chế gia đình văn hoá. Khi nhân dân có thấu hiểu thì mới nhiệt tình thực hiện tốt các thiết chế.
- Ban vận động ấp, khu phố phải có kế hoạch kiểm tra các tổ nhân dân tự quản vận động nhân dân thực hiện các thiết chế gia đình văn hoá
- Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch giám sát các hoạt động của ban vận động các ấp, khu phố
Sau khi nhân dân thực hiện tốt các thiết chế gia đình văn hoá một thời gian đối chiếu các tiêu chuẩn theo Quy chế gần đạt, vượt thì ban vận động ấp đề nghị ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn báo cáo về huyện, Thành phố cử tổ giúp việc đến thẩm tra các tiêu chí.
+ nếu đạt yêu cầu thì tổ giúp việc báo cáo về Ban chỉ đạo huyện, thành phố đến khảo sát, kiểm tra., sau đó nếu có các tiêu chí đạt thì đề nghị về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh phân công Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình đến hỗ trợ giám sát thực hiện các tiêu chí, nếu tương đối đạt yêu cầu thì mời tổ giúp việc tỉnh đến khảo sát, kiểm tra.
+ nếu tổ giúp việc thống nhất thì ban chỉ đạo huyện, thành phố có công văn đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh cho tổng kiểm tra.
Sau khi công nhận xã văn hoá:
Đây là vấn đề cần phải quan tâm, Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn và ban vận động ấp xây dựng ngay kế hoạch nâng cao 6 nội dung cuộc vận động tại ấp, khu phố mình để tiếp tục duy trì, giữ vững các tiêu chí .
* Hướng sắp tới tôi xin đề xuất:
- Tăng cường công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về các nội dung văn hóa gia đình, các chức năng cơ bản gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống, các nội dung và các thiết chế văn hóa gia đình trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
- Trong cuộc vận động này đòi hỏi cán bộ các cấp phải kiên trì thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra đây là những công cụ không thể thiếu trong quá trình trước, trong và sau khi công nhận xã văn hoá.
- Các thành viên trong Ban chỉ đạo các cấp xem đây là cơ hội, là điều kiện để triển khai các nội dung cơ bản của ngành, đoàn thể mình đến tận cơ sở góp phần nâng chất cuộc vận động đồng thời hỗ trợ cho hệ thống ngành mình cơ sở vững mạnh
Chúng tôi hy vọng rằng thực hiện tốt nội dung các công đoạn nêu trên sẽ hoàn thiện ý nghĩa chung: trong tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cần tôn trọng và biểu dương sự sáng tạo, tìm tòi các hình thức hoạt động của quần chúng ở cơ sở nhằm đưa phong trào đi vào cuộc sống mà Bác Hồ và Đảng hằng mong muốn./.
Đàm Ngọc Hùng
Phòng XDNSVH và GĐ Bến Tre

Replies to This Discussion

Send Message
Anh Hùng !
Anh viết bài này hay quá, phù hợp với các bạn học viên lớp TC QLVH ở trường THVHNT tio3nh mình, anh có thể trao đổi, chia sẻ thêm nếu các bạn hỏi nhé.
Chào anh
CHÀO CHÚ HÙNG,BÀI VIẾT CỦA CHÚ RẤT HAY,
Chào Lê Minh Tuấn, chàu đang học lớp nào, quê ở đâu, có gỉ liên lạc với chú nhé./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét