Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Sức khỏe góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên

Sức khỏe góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên

Sức khỏe góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên

Khái niệm sức khoẻ là tình trạng phát triển hài hòa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả năng hoà nhập cộng đồng chứ không phải là chỉ không có bệnh tật, ốm đau hoặc không tàn phế đã được mọi người quan tâm khá nhiều, song không phải là chuyện đơn giản, trong phạm vi bài này tôi trình bày các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe
Thứ nhất là người dân phải có lương tâm trong khâu sản xuất: Muốn đạt nâng suất cao trong sản xuất lương thực, thực phẩm ngoài việc chọn giống, bón phân, chăm sóc, ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào trong sản xuất người nông dân còn sử dụng các loại phân bón, thuốc kích thích , các loại phân vi lượng nếu không đúng theo liều lượng, không theo hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm ẩn tiềm các loại chất có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng con người.
Thứ hai là các nhà phân phối phải có lương tâm, không phân phối các loại lương thực, thực phẩm bị ôi móc, hư, bị nấm bệnh… cho khách hàng.
Thứ ba là người tiêu thụ đừng ham rẽ mà mua các loại lương thực, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
Thứ tư là những nhà chế biến từ trong gia đình đến các bếp ăn tập thể phải có trách nhiệm, lương tâm chọn những loại lương thực, thực phẩm đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản. Đừng vì hám lợi, lợi ích riêng tư mà chế biến đưa các loại hoá chất vào thay thế làm ảnh hưởng đến chất lượng thực ăn.
Thứ năm là người sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi ăn uống.

Mỗi một đối tượng trong từng khâu phải liên hoàn có trách nhiệm, lương tâm sẽ thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng sắp tới tôi thiết tha đề nghị, cần quan tâm các giải pháp sau đây:
- Tổ chức thành chiến dịch truyền thông khắp trong nhân dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm ở các khâu, chọn học sinh trong trường học, các đoàn thể là đối tượng chính để truyền thông chuyển đổi hành vi về an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời tăng cường truyền thông, giáo dục văn hóa trong các hoạt động sống của gia đình về vấn đề ẩm thực
Để thể hiện được nét văn hóa trong ẩm thực, đó là sự kết hợp “nhìn” và “ăn” bày biện trông ngon mắt hoặc ít nhất là trông sạch sẽ. Văn hóa ẩm thực không chỉ biểu hiện trong món ăn (ăn món gì) mà còn thể hiện trong cách thức ăn (ăn như thế nào).
Thứ nhất, để thưởng thức vị ngon của từng món ăn, mọi người đâu phải ở đâu cũng ăn đồ ngon. Ăn để thưởng thức, để hưởng thụ hơn là ăn để đáp ứng nhu cầu vật chất, vì thế chuyện ăn uống đã được nâng thành một thứ văn hóa: “văn hóa ẩm thực”.
Thứ hai, nét thanh lịch trong ẩm thực của các gia đình Việt Nam còn được thể hiện sự thanh đạm.
Trong quan niệm của người Việt Nam ăn uống phải lịch sự, ăn thanh cảnh, ăn thì chỉ xới bát vơi, nhiều khi họ để thừa một chút thức ăn còn lại trong bát ngược lại, họ cho rằng ăn mà ồn ào, xô bồ, ăn nhanh là thiếu thanh lịch, mất lịch sự.
Có thể thấy cách ăn uống, hưởng thụ văn hóa ẩm thực là “quý ở tinh, không quý ở nhiều”, coi trọng chất lượng. Khi ăn uống, môi người cũng từ tốn để thưởng thức hương vị của từng món.
Thứ ba, một biểu hiện rõ nét trong văn hóa ẩm thực đó là văn hóa ứng xử ở bàn ăn. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hàm ý đề cao văn hóa ứng xử đó.
Qua đó có thể thấy là chuẩn mực về ăn uống được duy trì và nối tiếp qua các thế hệ, và những giá trị đó luôn được coi trọng trong xã hội.
Văn hóa ẩm thực của các gia đình Việt Nam không chỉ thể hiện ở chỗ chế biến thức ăn ngon mà còn ở một trình độ cao về nghệ thuật và tổ chức bữa ăn, cung cách phục vụ và cách thưởng thức món ăn.
- Thường xuyên kiểm tra các nơi chế biến lưong thực, thực phẩm, thức ăn, nước uống kể cả các nơi phân phối cho người tiêu thụ.
- Tất cả các loại thức ăn, nước uống từ cho người bán hàng rong, các quán ăn uống của tư nhân, các nhà hàng, khách sạn phải có vải mỏng hoặc lồng bàn che đậy tránh bụi bậm, ruồi bay vào…đồng thời ở dưới các bàn ăn có giỏ rác để khách hàng vứt rác vào đảm bảo vệ sinh quán ăn được sạch sẽ .
- Người phân phối thức ăn phải có bao tay kể cả các dụng cụ chế biến, phân phối, bảo quản phải đảm bảo vệ sinh.

Sức khỏe quý hơn vàng có sức khỏe tốt mới sống có điều kiện để học tập, lao động sản xuất, tham gia các hoạt động chính trị- xã hội cũng có ý nghĩa rất lớn nếu đảm bảo thức ăn, nước uống vệ sinh an toàn sẽ gòp phần mang lại gia đình hạnh phúc, là điều kiện để đôi vợ chồng thoả mãn nhiều loại nhu cầu tinh thần tình cảm, tạo ra đứa con bụ bẩm, thanh niên có sức để vươn xa hơn, người già kéo dài tuổi thọ…

Hy vọng rằng nếu tất cả chúng ta đồng tình hưởng ứng, ắt hẵn phải suy nghĩ có lương tâm, trách nhiệm quan tâm công khai, minh bạch tuyên truyền trong các khâu: sản xuất, phân phối, chế biến và tiêu thụ để góp phần mang lại sức khỏe, nâng chất lượng dân số và kéo dài tuổi thọ, vấn đề này cần được lồng ghép tuyên truyền trong việc công nhận các tiêu chí gia đình sức khoẻ, ấp sức khoẻ trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh nhà./.



Đàm Ngọc Hùng
Phòng xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét