Công khai, minh bạch từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội
Khi bàn về vấn đề công khai, minh bạch chúng ta thường hay nói đến những vấn đề trọng đại của đất nước, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ bàn về những vấn đề cần công khai minh bạch trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình cho đến phạm vi rộng hơn hơn là ở tổ nhân dân tự quản, ấp, khu phố
Tại gia đình;
Các thành viên trong gia đình nhất là đôi vợ chồng cùng công khai, minh bạch thống nhất, chia sẽ với nhau trong việc: lựa chọn nơi cư trú;tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;cùng thống nhất bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người; xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch kể cả tài sản chung, riêng phải có sự thỏa thuận cả hai vợ chồng ; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trên các lĩnh vực; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền giữa ông bà và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch , ly hôn, tái hôn, ...) giữa vợ và chồng. Luật pháp nước ta (Luật hôn nhân và gia đình) là sự thể hiện và là cơ sở pháp lý bảo vệ những giá trị tốt đẹp đó. Mỗi gia đình thức hiện một cách hài hòa các chức năng:
Chức năng sinh đẻ
Ở đây, văn hóa gia đình có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định đến thể chất, trí tuệ, tinh thần của các thành viên mới được sinh ra. Trình độ học vấn, tôn giáo, ... của cha mẹ tác động đến thời điểm sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh ... Văn hóa gia đình còn tạo nên ý nghĩa tinh thần cho hoạt động sinh sản con người, niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa đạo đức nhân sinh của sự tái tạo con người. Do vậy, vợ chồng phải cùng bàn bạc thống nhất thời điểm sinh con, số con, khoảng cách giữa hai lần sinh; chọn một biện pháp tránh thai thích hợp; người nam cần quan tâm chăm sóc người phụ nữ trước, trong mang thai và sau khi sinh; nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn phải đến nơi phá thai an toàn, nếu bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì mạnh dạn cùng bàn bạc cả hai đi khám và điều trị cho đến khi hồi phục; có suy nghĩ tốt thực hiện văn hóa tình dục, tránh định kiến giới và hiểu được tác hại của các hình thức bạo lực gia đình.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, trong đó, văn hóa gia đình giữ vai trò chủ yếu. Sự hình thành nhân cách của con người bắt đầu từ sự giáo dục gia đình. Đối với đứa trẻ mới ra đời (kể cả khi còn trong bụng mẹ), văn hóa gia đình và văn hóa của xã hội, là điểm tựa để hình thành nhân cách của chúng.Nơi mà phải học tập các kiểu mẫu hành động, tri thức, cách ứng xử trong các mối quan hệ để phát triển tính cách con người.
Quá trình dạy đứa trẻ từ một cá thể thành một nhân cách là quá trình dạy - học “làm người” bắt đầu từ trong gia đình. Trong quá trình đó, văn hóa gia đình giữ vai trò quyết định. Bởi vì, gia đình là nơi trao truyền nhân tính đầu tiên cho các thế hệ mới ra đời. Đó là những giá trị nhân bản cao đẹp và thiêng liêng của con người.
Văn hóa gia đình tạo ra những mẫu hình nhân cách tác động đến đứa trẻ, kích thích đứa trẻ hướng tới mẫu nhân cách lý tưởng. Trong gia đình, trẻ em thường bắt chước cha mẹ và người lớn để sau này lớn lên chúng sẽ là bản sao thể hiện vai trò trách nhiệm của người trụ cột.
Tất cả sự tác động của văn hóa gia đình tích cực tạo cho đứa trẻ một cảm nhận (lúc đầu mang tính cảm tính) về gia đình như một giá trị xã hội. Nó cảm thấy gia đình là “cái gì lớn hơn nó”, “tốt hơn nó” và nó thuộc về cái đó. Từ đó, cá nhân bước vào xã hội với một mong muốn phấn đấu cho xứng đáng với truyền thống gia đình sinh thành và nuôi dưỡng nó. Điều này đã nói lên rằng, giai đoạn thâm nhập văn hóa của đứa trẻ ở gia đình là hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách.
Văn hóa gia đình không chỉ tác động đến các thành viên mới ra đời mà thường xuyên tác động đến các thành viên khác của gia đình. Trước hết, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình có vai trò điều chỉnh hành vi của các thành viên, đồng thời là cơ sở định đoạt lợi ích của các thành viên, của gia đình và xã hội. Giá trị và chuẩn mực văn hóa gia đình là chỗ dựa để đánh giá hành vi đạo đức của mỗi thành viên và trở thành nền tảng cho sự cố kết các thành viên gia đình trong cuộc sống chung của họ.
Văn hóa gia đình giữ vai trò môi trường văn hóa để các thành viên gia đình hoàn thiện nhân cách. Nó quy định trách nhiệm các hành xử của mỗi người trên cơ sở vị thế tự nhiên của họ trong gia đình.Chính vì thế đôi vợ chồng phải bàn bạc quan tâm chăm chút con của mình ngay từ trong bào thai cho lúc ra đời đến trửong thành.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình
Một gia đình hòa thuận, êm ấm “vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà”, biết “kính trên nhường dưới”, “phụng dưỡng cha mẹ”, “thờ cúng tổ tiên” là một niềm hạnh phúc là “cái nôi thân yêu” che chở cho mỗi người. Trong xã hội hiện đại, con người thường bị dồn nén dễ dẫn đến sự căng thẳng thì gia đình là nơi giải tỏa và văn hóa gia đình là biện pháp tốt nhất đem lại sự thanh thản cho họ.
Chức năng kinh tế:
Vợ, chồng cùng bàn bạc với nhau trong sản xuất, sử dụng đồng vốn hợp lý để tái sàn xuất và mua sắm các nhu cầu thiết yếu gia đình cho phù hợp với hòan cảnh gia đình.
Tại các tổ nhân dân dân tự quản, ấp, khu phố văn hóa
Thông qua quy ước, các tiêu chuẩn ấp, khu phố văn hóa thì người dân, ban lãnh đạo tổ nhân dân tự quản, ban vận động ấp, khu phố văn hóa cần phải công khia, minh bạch những công việc cụ thể như:
Về đời sống kinh tế: trao đổi các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, có nhiều giải pháp tận dụng sản xuất đất hoang, cải tạo vườn tạp, sử dụng thời giờ nhàn rỗi, nâng nhiều hộ khá giàu, công khai bình xét hộ nghèo, cận nghèo đúng theo quy trình. Phát động và vận động pê tông hóa các tuyến đường giao thông. Phát triển sản xuất phải quan tâm bảo vệ môi trường, an tòan vệ sinh thực phẩm và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Về đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh: trao đổi công khai các thiết chế văn hóa gia đình , tiêu chuẩn công nhận gia đình thể thao, gia đình sức khỏe, gia đình an toàn, người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt ở cộng đồng, tại tụ điểm văn hóa gia đình, câu lạc bộ, nhóm sở thích.
Về môi trường cảnh quan sạch đẹp trao đổi để làm sao môi trường cảnh quan của từng nhà, tổ nhân tự quản, ấp khu phố xanh,sạch, đẹp; có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Về chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh Thực hiện tốt việc công khai tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trên các kênh truyền thông đại chúng. Tất cả mọi công việc của cơ sở đều thực hiện theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Về tinh thần đoàn kết, tưong trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Mọi cuộc hòa giải các mâu thuẫn phải được công khai trước tập thể; các cuộc vận động gây quỹ, các công trình trưiớc khi xây dựng phải được bàn bạc trước nhân dân, sử dụng đúng mục đích, có sơ, tổng kết công khai trước tập thể, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Nếu cùng nhau bàn bạc, trao đổi, công khai minh bạch sẽ giảm dần hiện tượng bạo lực gia đình, bất đình đẳng giới, ly thân ,gia đình tan vỡ, ly hôn và bớt dần các hiện tượng tiêu cực. Do vậy, từ trong gia đình ra ngoài xã hội tất cả mọi hoạt động, phong trào đều phải được các thành viên nhỏ(gia đình) và tập thể nhân dân cùng bàn bạc, trao đổi, công khai, minh bạch sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng chất ấp, khu phố văn hóa đồng thời cũng nhằm thực hiện Chỉ thị 49 của BBT Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật phòng, chống tham nhũng và quy chế dân chủ cơ sở.
Công khai, minh bạch từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội là điều kiện để thực hiện văn hóa gia đình, duy trì , củng cố nâng chất gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã,phường, thị trấn văn hóa và cũng có ý nghĩa sâu sắc trong việc học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, làng xóm yên vui, nhằm thiết thực thực hiện đề án “ Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015" và xây dựng quê hương Bến Tre ngày càng giàu, đẹp, văn minh và lịch sự./.
Đàm Ngọc Hùng
Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình Bến Tre
Khi bàn về vấn đề công khai, minh bạch chúng ta thường hay nói đến những vấn đề trọng đại của đất nước, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ bàn về những vấn đề cần công khai minh bạch trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình cho đến phạm vi rộng hơn hơn là ở tổ nhân dân tự quản, ấp, khu phố
Tại gia đình;
Các thành viên trong gia đình nhất là đôi vợ chồng cùng công khai, minh bạch thống nhất, chia sẽ với nhau trong việc: lựa chọn nơi cư trú;tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;cùng thống nhất bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người; xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch kể cả tài sản chung, riêng phải có sự thỏa thuận cả hai vợ chồng ; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trên các lĩnh vực; có đầy đủ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền giữa ông bà và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của những người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch , ly hôn, tái hôn, ...) giữa vợ và chồng. Luật pháp nước ta (Luật hôn nhân và gia đình) là sự thể hiện và là cơ sở pháp lý bảo vệ những giá trị tốt đẹp đó. Mỗi gia đình thức hiện một cách hài hòa các chức năng:
Chức năng sinh đẻ
Ở đây, văn hóa gia đình có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định đến thể chất, trí tuệ, tinh thần của các thành viên mới được sinh ra. Trình độ học vấn, tôn giáo, ... của cha mẹ tác động đến thời điểm sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh ... Văn hóa gia đình còn tạo nên ý nghĩa tinh thần cho hoạt động sinh sản con người, niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa đạo đức nhân sinh của sự tái tạo con người. Do vậy, vợ chồng phải cùng bàn bạc thống nhất thời điểm sinh con, số con, khoảng cách giữa hai lần sinh; chọn một biện pháp tránh thai thích hợp; người nam cần quan tâm chăm sóc người phụ nữ trước, trong mang thai và sau khi sinh; nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn phải đến nơi phá thai an toàn, nếu bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì mạnh dạn cùng bàn bạc cả hai đi khám và điều trị cho đến khi hồi phục; có suy nghĩ tốt thực hiện văn hóa tình dục, tránh định kiến giới và hiểu được tác hại của các hình thức bạo lực gia đình.
Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, trong đó, văn hóa gia đình giữ vai trò chủ yếu. Sự hình thành nhân cách của con người bắt đầu từ sự giáo dục gia đình. Đối với đứa trẻ mới ra đời (kể cả khi còn trong bụng mẹ), văn hóa gia đình và văn hóa của xã hội, là điểm tựa để hình thành nhân cách của chúng.Nơi mà phải học tập các kiểu mẫu hành động, tri thức, cách ứng xử trong các mối quan hệ để phát triển tính cách con người.
Quá trình dạy đứa trẻ từ một cá thể thành một nhân cách là quá trình dạy - học “làm người” bắt đầu từ trong gia đình. Trong quá trình đó, văn hóa gia đình giữ vai trò quyết định. Bởi vì, gia đình là nơi trao truyền nhân tính đầu tiên cho các thế hệ mới ra đời. Đó là những giá trị nhân bản cao đẹp và thiêng liêng của con người.
Văn hóa gia đình tạo ra những mẫu hình nhân cách tác động đến đứa trẻ, kích thích đứa trẻ hướng tới mẫu nhân cách lý tưởng. Trong gia đình, trẻ em thường bắt chước cha mẹ và người lớn để sau này lớn lên chúng sẽ là bản sao thể hiện vai trò trách nhiệm của người trụ cột.
Tất cả sự tác động của văn hóa gia đình tích cực tạo cho đứa trẻ một cảm nhận (lúc đầu mang tính cảm tính) về gia đình như một giá trị xã hội. Nó cảm thấy gia đình là “cái gì lớn hơn nó”, “tốt hơn nó” và nó thuộc về cái đó. Từ đó, cá nhân bước vào xã hội với một mong muốn phấn đấu cho xứng đáng với truyền thống gia đình sinh thành và nuôi dưỡng nó. Điều này đã nói lên rằng, giai đoạn thâm nhập văn hóa của đứa trẻ ở gia đình là hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách.
Văn hóa gia đình không chỉ tác động đến các thành viên mới ra đời mà thường xuyên tác động đến các thành viên khác của gia đình. Trước hết, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình có vai trò điều chỉnh hành vi của các thành viên, đồng thời là cơ sở định đoạt lợi ích của các thành viên, của gia đình và xã hội. Giá trị và chuẩn mực văn hóa gia đình là chỗ dựa để đánh giá hành vi đạo đức của mỗi thành viên và trở thành nền tảng cho sự cố kết các thành viên gia đình trong cuộc sống chung của họ.
Văn hóa gia đình giữ vai trò môi trường văn hóa để các thành viên gia đình hoàn thiện nhân cách. Nó quy định trách nhiệm các hành xử của mỗi người trên cơ sở vị thế tự nhiên của họ trong gia đình.Chính vì thế đôi vợ chồng phải bàn bạc quan tâm chăm chút con của mình ngay từ trong bào thai cho lúc ra đời đến trửong thành.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình
Một gia đình hòa thuận, êm ấm “vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà”, biết “kính trên nhường dưới”, “phụng dưỡng cha mẹ”, “thờ cúng tổ tiên” là một niềm hạnh phúc là “cái nôi thân yêu” che chở cho mỗi người. Trong xã hội hiện đại, con người thường bị dồn nén dễ dẫn đến sự căng thẳng thì gia đình là nơi giải tỏa và văn hóa gia đình là biện pháp tốt nhất đem lại sự thanh thản cho họ.
Chức năng kinh tế:
Vợ, chồng cùng bàn bạc với nhau trong sản xuất, sử dụng đồng vốn hợp lý để tái sàn xuất và mua sắm các nhu cầu thiết yếu gia đình cho phù hợp với hòan cảnh gia đình.
Tại các tổ nhân dân dân tự quản, ấp, khu phố văn hóa
Thông qua quy ước, các tiêu chuẩn ấp, khu phố văn hóa thì người dân, ban lãnh đạo tổ nhân dân tự quản, ban vận động ấp, khu phố văn hóa cần phải công khia, minh bạch những công việc cụ thể như:
Về đời sống kinh tế: trao đổi các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, có nhiều giải pháp tận dụng sản xuất đất hoang, cải tạo vườn tạp, sử dụng thời giờ nhàn rỗi, nâng nhiều hộ khá giàu, công khai bình xét hộ nghèo, cận nghèo đúng theo quy trình. Phát động và vận động pê tông hóa các tuyến đường giao thông. Phát triển sản xuất phải quan tâm bảo vệ môi trường, an tòan vệ sinh thực phẩm và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Về đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh: trao đổi công khai các thiết chế văn hóa gia đình , tiêu chuẩn công nhận gia đình thể thao, gia đình sức khỏe, gia đình an toàn, người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt ở cộng đồng, tại tụ điểm văn hóa gia đình, câu lạc bộ, nhóm sở thích.
Về môi trường cảnh quan sạch đẹp trao đổi để làm sao môi trường cảnh quan của từng nhà, tổ nhân tự quản, ấp khu phố xanh,sạch, đẹp; có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của địa phương
Về chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh Thực hiện tốt việc công khai tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trên các kênh truyền thông đại chúng. Tất cả mọi công việc của cơ sở đều thực hiện theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Về tinh thần đoàn kết, tưong trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Mọi cuộc hòa giải các mâu thuẫn phải được công khai trước tập thể; các cuộc vận động gây quỹ, các công trình trưiớc khi xây dựng phải được bàn bạc trước nhân dân, sử dụng đúng mục đích, có sơ, tổng kết công khai trước tập thể, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Nếu cùng nhau bàn bạc, trao đổi, công khai minh bạch sẽ giảm dần hiện tượng bạo lực gia đình, bất đình đẳng giới, ly thân ,gia đình tan vỡ, ly hôn và bớt dần các hiện tượng tiêu cực. Do vậy, từ trong gia đình ra ngoài xã hội tất cả mọi hoạt động, phong trào đều phải được các thành viên nhỏ(gia đình) và tập thể nhân dân cùng bàn bạc, trao đổi, công khai, minh bạch sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng chất ấp, khu phố văn hóa đồng thời cũng nhằm thực hiện Chỉ thị 49 của BBT Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật phòng, chống tham nhũng và quy chế dân chủ cơ sở.
Công khai, minh bạch từ trong gia đình đến cộng đồng xã hội là điều kiện để thực hiện văn hóa gia đình, duy trì , củng cố nâng chất gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã,phường, thị trấn văn hóa và cũng có ý nghĩa sâu sắc trong việc học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, làng xóm yên vui, nhằm thiết thực thực hiện đề án “ Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015" và xây dựng quê hương Bến Tre ngày càng giàu, đẹp, văn minh và lịch sự./.
Đàm Ngọc Hùng
Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình Bến Tre
Replies to This Discussion
- Permalink Reply by Phạm Thụy Thùy Trâm on July 7, 2009 at 9:00pm
- Chào chú Hùng !
Chú viết bài hay quá, de cháu nói thầy luân góp ý thêm, chú hoàn chỉnh gui du thi giai bao chi cua VID122 duoc roi do, nha nh nhanh len, them hinh anh nữa chu se dat giai nguoi gui bai du thi som nhat cho coi..
Chuc chu có nhieu y tuong de tham gia giai nhe!
Chau cngh thay Luan noi chu sap len lop CB VH gi do, thay Luan co dan chau tap hop tai lieu ve giai bao chi cua DA de chu gioi thieu ma o biet khi nao chu cân?
Chao chu, mong chu som hoi am nha!
- Permalink Reply by MinhVA on July 7, 2009 at 11:12pm
- Send Message
- Hoan hô tác giả bài viết, rất thiết thực , kịp thời, liên quan đến nhiều chủ đề phát triển. Xin chúc mừng anh Hùng
- Permalink Reply by Nhom dan ca xu dua on July 11, 2009 at 10:56pm
- Đúng vý chúng mình quá, không có công khai, minh bạch trong gia đình thì làm sao có công khai minh bạch trong xã hội ??? Nhưng để có công khai, minh bạch, ye7u cầu cơ bản nhất vẫn là trách nhiệm, trách nhiệm côn chức, công dân, trách nhiệm của bạn, của anh và của tôi tính từ trong nhà mình mà suy ra xã hội...
- Permalink Reply by Nguyễn Kim Thư on July 11, 2009 at 11:00pm
- Chú Hùng viết bài hay quá, tiếp tục nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét