Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Mong các bạn cùng tham khảo và góp ý kiến

Mong các bạn cùng tham khảo và góp ý kiến

Hạnh phúc gia đình là niềm mong muốn của mỗi thành viên

Các đề án gia đình Bến Tre đến năm 2010 đều có các mục tiêu với các yêu cầu cơ bản là:
- Giúp cho lãnh đạo các cấp và nhân dân nắm bắt được vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Khái niệm về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, các hình thức cũng như những hậu quả bạo lực gia đình.
- Từ đó hình thành dần mô hình củng cố gia đình văn hoá thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Nếu gia đình không thực hiện tốt tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín giữa vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt; không thực hiện tốt mối quan hệ giũa cha mẹ và con; không thực hiện tốt mối quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình ( Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định)
Nếu các thành viên trong gia đình còn định kiến về giới, còn biểu hiện các hình thức bạo lực như: thể xác, kinh tế, tinh thần và tình dục
Sau 1 ngày công tác, lao động căng thẳng, mệt nhọc, các thành viên tập hợp về gia đình, nếu gặp các hiện tượng nêu trên thì sẽ không là tổ ấm, không thoả mãn chức năng tinh thần, tình cảm, gia đình không bình yên, hạnh phúc thì sáng ngày hôm sau....điều gì sẽ xảy ra:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc chuyên môn không đạt theo yêu cầu.
- Người nông dân không còn ý tưởng đâu để chăm sóc ruộng vườn, cây trái, nuôi trồng thuỷ sản...
- Người công nhân thiếu đầu tư vào sản xuất kéo theo dây chuyền cả tổ, đội sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất của toàn đơn vị.
- Tài xế lái đủ loại xe trong quá trình lái suy nghĩ mông lung làm ảnh hưởng đến tâm trí, lái xe không an toàn, thậm chí sẽ gây ra tai nạn thảm khốc.
Gia đình như vậy thì làm sao các thành viên quan tâm đến phát triển sản xuất, giáo dục con cái, chăm sóc người già cô đơn, tham gia các hoạt động từ thiện, tham gia sinh hoạt trong các tổ chức chính trị - xã hội, thế thì đâu còn tâm trí, thời gian đâu mà thực hiện các nội dung gia đình văn hoá và 7 thiết chế văn hoá.
Những hậu quả nêu trên làm ảnh hưởng đến thực hiện các chức năng gia đình, các nội dung và thiết chế gia đình văn hoá làm hạn thế thực hiện toàn bộ các phong trào, hoạt động trên mọi lĩnh vực. Trung ương và tỉnh đã có các văn bản sau đây có liên quan đến toàn bộ hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
Ngày 09 tháng 12 năm 2008 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/2008/NQ- HĐND về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công tác gia đình và bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Ngày 05 tháng 01 năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh có ban hành Công văn số :23 /UBND- VHXH V/v thực hiện Nghị quyết số 17.
Ngày 04 tháng 02 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số: 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Là điều kiện để phối hợp hoạt động, hạnh phúc gia đình không ở đâu xa, do chính từng thành viên gia đình xây dựng nên và gìn giữ. Theo tôi cần phải có sự lồng ghép và cộng đồng trách nhiệm trong chương trình truyền thông chuyển đổi hành vi về gia đình . Hy vọng rằng các chức năng gia đình , văn hoá gia đình sẽ cùng quyện chặt với các chương trình của ngành lồng ghép trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” để mỗi gia đình thật sự là tổ ấm của mọi người và là tế bào lành mạnh của xã hội nhằm góp phần hình thành dần mô hình gia đình văn hoá thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh Bến Tre./.


Đàm Ngọc Hùng
Phòng XDNSVH và GĐ Bến Tre

Replies to This Discussion

Văn hoá gia đình và các chức năng gia đình. Các khái niệm Khái niệm gia đình Gia đình được coi như “ tế bào của xã hội”, “ là hạt nhân xã hội”, “ là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng suốt cả đời người”. Gia đình thực hiện 2 chức năng cơ bản là duy trì nòi giống và xã hội hoá cá nhân.. Với 2 chức năng cơ bản ấy, gia đình sẽ tồn tại mãi mãi trong đời sống xã hội. Để đạt được gia đình bền vững phải thực hiện đưọc các nhiệm vụ kinh tế, sinh sản và nuôi dạy con cái. Văn hoá gia đình là yếu tố rất cơ bản để gia đình thực hiện vai trò xã hội của nó. Khái niệm văn hoá: Hoạt động văn hoá là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất, giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời sống Trình độ học vấn là lượng tri thức ở mức độ nào đó ở một hoặc một số lĩnh vực.Trình độ học vấn chỉ là điều kiện, khả năng để có được trình độ văn hoá Văn minh: là chỉ sự thể hiện của văn hoá trong lối sống, trong lao động, trong hành vi. Khái niệm văn hoá gia đình Là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử mà các thành viên trong gia đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình và xã hội. Hệ thống các giá trị văn hoá gia đình Hệ giá trị văn hoá gia đình bao gồm 2 yếu tố chính: giá trị cấu trúc và giá trị chức năng Giá trị cấu trúc: là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của gia đình, quan hệ giữa vợ - chồng, quan hệ giũa cha mẹ- con cái và quan hệ giữa anh - chị - em và quan hệ ông, bà và các cháu .. trong gia đình. Quan hệ giữa vợ- chồng. Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau., biểu hiện trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng một cách tự do trong tuổi thanh xuân, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình( sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn, tái hôn...) giữa vợ và chồng. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển: tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ vì con cáio và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Quan hệ giũa anh- chị- em trong gia đình.: đây là mối quan hệ trọng yếu thứ ba trong gia đình, quan hệ mật thiết của những người cùng đẳng hệ. Chức năng của văn hoá gia đình: Chức năng sinh sản Văn hoá gia đình có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định đến thể chất, trí tuệ, tinh thần cuả các thành viên mới được sinh ra. Văn hoá gia đình còn tạo nên ý nghĩa tinh thần cho hoạt động sản sinh con người, niềm vui, hạnh phúc và ý nghgĩa đạo đức nhân sinh tái tạo ra con người Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái: Sự hình thành nhân cách của con ngưòi bắt đầu từ sự giáo dục gia đình. Trẻ em thường bắt chước người cha hoặc người mẹ mà tập dượt những vai trò của người lớn trong gia đình và ngoài xã hội để sau này lớn lên chúng sẽ đảm nhận.Văn hoá gia đình cũng giữ vai trò môi trường văn hoá để các thành viên gia đình tự hoàn thiện về nhân cách của mình. Nó sẽ quy định trách nhiêm cách hành xử của mỗi người trên cơ sở vị thế tự nhiên của họ trong gia đình. Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình Một gia đình hoà thuận, êm ấm “ vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà”, “ biết kính trên nhường dưới”, “ phụng dưỡng cha mẹ”, “ thờ cúng tổ tiên, là một niềm hạnh phúc, là “ cái nôi thân yêu”” che chở cho mỗi người. Trong xã hội hiện đại, con người thường bị dồn nén dễ dẫn đến sự căng thẳng thì gia đình là nơi giải toả và văn hoá gia đình là biện pháp tốt nhất đem lại sự thanh thản cho họ. Chức năng kinh tế Chức năng này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình và toàn xã hội., chức năng này mhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thầnb của gia đình.. văn hoá gia đình giữ chức năng định hướng tiêu dùng, có tác dụng kìm hãm nhu cầu tiêu dùng không chính đáng và kích thích nhu cầu tiêu dùng tích cực, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế của gia đình, xã hội và sự giao lưu hàng hoá xã hội. Vai trò của văn hoá gia đình đối với xã hội: Văn hoá gia đình góp phần duy trì và phát triển văn hoá các nhóm cộng đồng xã hội( dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp..). Nó lưu giữ, bảo tồn các giá trị, chuẩn mực văn hoá truyền thống của các cộng đồng trong đời sống gia đình. Gia đình với tư cách là một nhóm xã hội- một “ xã hội vỉ mô” và chịu sự tác động của xã hội, vừa tác động lại xã hội. Mỗi cá nhân đều bắt đầu từ gia đình, văn hoá gia đình. Văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình và văn hoá xã hội có mối quan hệ khắng khít chặt chẻ như kiền ba chân./. Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre
NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC I.Giáo dục văn hóa trong các họat động sống của gia đình 1.Ẩm thực. Ở mỗi vùng quê có những món ăn truyền thống mang đậm màu sắc vùng miền, tất cả tạo nên văn hóa ẩm thực của dân tộc, thể hiện. Thứ nhất: Ăn để thưởng thức, để hưởng thụ, vì thế chuyện ăn uống nâng lên thành “ văn hóa ẩm thực”. Thứ hai: nét thanh lịch trong ẩm thực của các gia đình Việt Nam được thể hiện sự thanh đạm, hưởng thụ văn hóa ẩm thực là coi trọng chất hơn lượng. Thứ ba: đó là văn hóa ứng xử ở bàn ăn “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Văn hóa ẩm thực của gia đình Việt Nam không chỉ thể hiện ở chỗ chế biến thức ăn ngon mà còn ở trình độ cao về nghệ thuật tổ chức bữa ăn, cung cách phục vụ và cách thưởng thức món ăn. 2. Giao tiếp, ứng xử: Ihể hiện qua lời ăn, tiếng nói phải chuẩn xác, phát âm đúng, có hành vi tiếp khách lịch sự.Văn hóa trong giao tiếp, ứng xử được xem là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bắt đầu từ “nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp” từ trong gia đình đến cộng đồng dân cư và toàn xã hội. 3. Trang phục. Cần định hướng cho mọi thành viên trong gia đình nói chung, con cái nói riêng về cách ăn mặc sao cho phù hợp với sự biến đổi của xã hội, mang màu sắc của người Việt Nam 4. Nhà ở và tiện nghi gia đình. Gia đình có vai trò quan trọng trong cách giáo dục con cái xây dựng, sắp xếp ngôi nhà của mình. Cách bài trí trong nhà cần ngăn nắp, sạch sẽ, tinh tế, có sức sống, giản dị nhưng lịch lãm, “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” và công việc sửa sang có ngôi nhà hạnh phúc, ấm cúng đòi hỏi cả hai vợ chồng cùng tham gia. Đây là một trong những nội dung giáo dục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình. 5. Thưởng thức văn hóa nghệ thuật: Thưởng thức cái hay, cái đẹp qua văn hóa nghệ thuật để đề cao giá trị tinh thần. Trong điều kiện hiện nay gia đình cần định hướng cho con cái thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật thông qua phim ảnh, băng đĩa, giáo dục con em không xem, tàng trữ các băng hình, truyền tranh không lành mạnh, … 6. Vui chơi giải trí: Là hình thức tái sản xuất lao động đồng thời tạo ra những giá trị tinh thần mới. Gia đình cần hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma túy, lái xe tốc độ, …. 7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Gia đình cần định hướng các cá nhân có được niềm tin tôn giáo lành mạnh, tránh mê tín dị đoan. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình đó là cái lễ, có liên quan đến cúng bái, tôn tri trật tự và có những ràng buộc nhất định, biểu hiện của một trình độ văn hóa. II. Giáo dục vai trò của gia đình đối với các thành vỉên. 1. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái. a. Chăm sóc và giáo dục đạo đức trẻ em. Việc thực hiện chăm sóc trẻ em cần thực hiện từ khi chúng còn trong bào thai . Cha mẹ dành thời gian trò chuyện, chơi, hướng dẫn trẻ học tập, cần tạo bầu không khí yêu thương, đoàn kết, quan tâm giữa các thành viên đồng thời tạo thành tấm gương cho trẻ học tập, bắt chước . Gia đình khéo léo truyền thụ cho trẻ những chuẩn mực hành vi để ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. Hiện nay do nhịp sống gấp gáp, năng động nên các thành viên gia đình không có thời gian chăm sóc nhau , không có thời gian dành cho việc trò chuyện, chia sẻ,nắm bắt thông tin, chính sự lơi lỏng, chủ quan của các bậc cha mẹ đã dẫn tới những hậu quả trẻ em bỏ học, b.Giáo dục tri thức và định hướng nghề nghiệp. Một số nguyên tắc định hướng nghề nghiệp cho con em: Theo nguyện vọng, đúng năng lực, sở trường, theo nhu cầu thị trường lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế và truyềnn thống gia đình, theo ước nguyện của cha mẹ, ông bà, dòng họ… c. Giáo dục giới và giới tính. Mục đích của giáo dục giới, giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản là nhằm trang bị những kiến thức về tâm lý, đặc điểm giới tính của mỗi giới, về họat động tính dục cho thanh thiếu niên, hướng vào việc hình thành ở lớp trẻ những quan niệm về hạnh phúc lứa đôi, trách nhiệm, nghệ thuật làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, … d. Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi. Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Gia đình có người cao tuổi khỏe mạnh, vui vẻ gần gủi với con cháu là thể hiện nề nếp, gia phong, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Gia đình tạo điều kiện cho người cao tuổi tiếp tục tham gia vào quá trình phát triển xã hội, học tập, lao động, vui chơi giải trí, đóng góp các ý kiến xây dựng chính sách pháp luật, truyền những kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. e.Thực hiện chăm sóc người bệnh , người tàn tật, khuyết tật. Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội gia tăng, những rủi ro, tai họa khó lường, ốm đau bệnh tật… làm phá vỡ sự yên ổn của nhiều gia đình, sự bình an chung của xã hội, nhiều gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống, gặp phải những bất ổn.. đây là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, rất cần sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. Cha mẹ giáo dục cho con cháu có trách nhiệm trong việc chăm sóc người ốm, người tàn tật, người khuyết tật. f.Phát triển kinh tế. Mục tiêu của kinh tế gia đình là lao động, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu của gia đình, ngày càng đáp ứng các nhu cầu của gia đình, cải thiện mức sống sinh họat, thỏa mãn được các nhu cầu chính đáng của gia đình, nâng cao sức sản xuất và địa vị của gia đình./ Phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre
Một giải pháp về củng cố, nâng chất các tiêu chí gia đình văn hoá và xã văn hoá. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, chúng ta đã tổ chức thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khá thành công. Quá trình truyền thông, vận động được tiếp diễn liên tục. Song, thực tế vẫn còn một bộ phận chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động này, từ đó chưa tích cực vận động toàn thể nhân dân tham gia xây dựng gia đình văn hoá, có một số địa phương, sau khi đã được công nhận gia đình văn hoá, xã văn hoá rồi thì họ lại thỏa mãn với thành tích đạt được, không có biện pháp nhằm giữ vững và phát huy hiệu quả của các phong trào, giữ gìn và nâng chất các tiêu chí đã được công nhận. Cuộc vận động xây dựng, củng cố gia đình văn hoá, xã văn hoá cần phải được phát triển từ thấp đến cao theo các giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Từ chưa hiểu đến có ý thức xây dựng gia đình văn hoá, xã văn hoá: Giai đoạn này người dân và một bộ phận cán bộ trong Ban chỉ đạo, Ban vận động cấp cơ sở chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, do đó chúng ta cần phải tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông cho mọi người hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình, xã văn hoá và nắm chắc các tiêu chí về xây dựng gia đình, xã văn hoá, kể cả quy trình của việc tổ chức công nhận các danh hiệu. Giai đoạn 2: Từ có ý thức đến tìm hiểu và học kỹ năng để xây dựng gia đình văn hoá và xã văn hoá: Khi người dân, các hộ gia đình và cán bộ trong Ban chỉ đạo (BCĐ), Ban vận động (BVĐ) hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhằm phấn đấu đạt các tiêu chuẩn, các nội dung, các tiêu chí và 7 thiết chế gia đình văn hoá, cũng như các tiêu chuẩn để xây dựng xã văn hoá. Sau đó nhân dân trong từng tổ NDTQ cùng với BVĐ ấp xây dựng quy ước, hương ước về ấp văn hoá và cùng nhau thực hiện. Giai đoạn 3: Từ tìm hiểu và học kỹ năng thực hành đến quyết tâm xây dựng gia đình văn hoá và xã văn hoá: Giai đoạn này, người dân và BVĐ ấp mong muốn được công nhận các danh hiệu, thời điểm này cán bộ xã, ấp liên tục truyền thông, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hoá, xã văn hoá. Giai đoạn 4. Từ mong muốn xây dựng gia đình văn hoá , xã văn hoá đến việc công nhận gia đình văn hoá và xã văn hoá. Giai đoạn này, người dân, BCĐ và BVĐ có nhiều giải pháp để tiến tới được công nhận gia đình văn hoá, xã văn hoá, thể hiện qua các công việc: tự giám sát, kiểm tra, mời tổ giúp việc, Ban chỉ đạo huyện, tỉnh đến thẩm định, tổng kiểm tra. Giai đoạn 5: Từ khi được công nhận gia đình văn hoá, xã văn hoá đến thực hiện thành công và duy trì, giữ vững các tiêu chí gia đình văn hoá, xã văn hoá: Đây là điều kiện cần và đủ để củng cố các tiêu chí nêu trên, đòi hỏi cán bộ, lực lượng tuyên truyền viên phải hết sức kiên trì, tiếp tục truyền thông chuyển đổi hành vi một cách thực sự đến từng người dân và cán bộ luôn luôn quan tâm thực hiện các tiêu chí, không buông bỏ mà phải có nhiều sáng kiến để tổ chức nhiều hoạt động, xây dựng nhiều phong trào, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phong phú để giữ vững các tiêu chí gia đình văn hoá- xã văn hoá và cũng chính từ những người dân của những xã này, sẽ là tấm gương cụ thể để chúng ta tuyên truyền giúp cho nhân dân, các xã khác được xem xét công nhận gia đình văn hoá và xã văn hoá. Sự phân chia trên đây nhằm giúp cho cán bộ văn hoá – xã hội biết đối tượng mình ở giai đoạn nào để tham mưu BCĐ có giải pháp giúp đỡ họ tiến lên giai đoạn cao hơn. Cuộc vận động này là cả một quá trình, đòi hỏi mọi ngành, mọi cấp và người dân đồng tình hưởng ứng, làm sao các ban ngành, đoàn thể, dù ở vị trí nào cũng tập trung ưu tiên vào phong trào này, thông qua đó sẽ góp phần tích cực xây dựng, củng cố ngành mình vững hơn, mạnh hơn vì các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các công tác, phong trào, các dự án, các chương trình, mục tiêu quốc gia, các tổ chức chính trị- xã hội có hoàn thành theo chỉ tiêu, kế hoạch cũng xuất phát từ gia đình. Các thành viên gia đình nếu không được chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, thực hiện không tốt quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, có hiện tượng bạo lực, không thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm thì sẽ dẫn đến gia đình mất hạnh phúc, không ấm no, không phát triển, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung, các thiết chế gia đình văn hoá cũng như vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Do vậy, cán bộ chúng ta phải học tập phương pháp làm công tác dân vận của Bác Hồ “ Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào công tác truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nhằm thực hiện tốt tiêu chí gia đình ấm no, hạnh phúc, phát triển, bền vững, góp phần cùng cả nước xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam./. Đàm Ngọc Hùng Phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Bến Tre
Vài suy nghĩ lồng ghép công tác gia đình và trẻ em trong xây dựng gia đình văn hoá. Trong các năm qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, các chức năng gia đình dần dần hoà quyện trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá. Nếu các thành viên gia đình không bình đẳng thì làm sao thể hiện được sự no ấm về vật chất lẫn tinh thần, hạnh phúc và tiến bộ. Nếu các thành viên cùng sống trong 1 gia đình không thỏa mãn nhu cầu lẫn nhau về tinh thần tình cảm, có hiện tượng bạo lực dưới nhiều hình thức thì ngày hôm sau đâu còn tinh thần, tâm trí để hoàn thành công tác, lao động, sản xuất kinh doanh, học tập và cũng đâu còn quan tâm gì đến việc giáo dục con cái, chăm sóc người già cô đơn ảnh hưởng đến việc củng cố 7 thiết chế gia đình, thực hiện các tiêu chí gia đình văn hoá kể cả không lưu tâm đến việc tham gia các phong trào, các hoạt động do các cấp phát động. Thực trạng nêu trên tưởng chừng như đơn giản,song nếu nghiền ngẫm lại chúng ta mới thấy được hết ý nghĩa của việc lồng ghép công tác gia đình và trẻ em với hàng loạt hoạt động trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ( Có sơ đồ kèm theo). Theo tôi, hướng sắp tới chúng ta cần truyền thông chuyển đổi hành vi 3 luật cơ bản: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình đến tất cả mọi người dân hiểu và đi vào cuộc sống. Cần tuyên truyền rộng rãi vị trí, vai trò trách nhiệm của gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH, các khái niệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, các chức năng cơ bản gia đình, các kỹ năng giáo dục đời sống gia đình, 3 tiêu chuẩn và 7 thiết chế gia đình văn hoá, ngoài việc phối hợp tuyên truyền cho các thành viên trong ban chỉ đạo, ban vận động, thành viên câu lạc bộ các đoàn thể, chúng ta cũng cần quan tâm đến lực lượng đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trường Cao đẳng với lực lượng này:đông, nhạy bén , tiếp thu nhanh,... trước mắt làm gương thực hiện trong gia đình của các em, sau này ra trường sẽ mang những ý tưởng này dạy dỗ học trò, làm gương trong các công ty, xí nghiệp và nếu lập gia đình sẽ sớm trở thành các gia đình tiêu biểu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Một khi người dân đã “ thông” rồi sẽ gương mẫu thực hiện và họ sẽ trở thành người tiếp tục đi “ truyền” cho các gia đình khác, cũng như hộ gia đình khác cùng “ thông”. Có thực hiện tốt công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về gia đình và trẻ em là chúng ta đã góp sức xây dựng đất Bến Tre giàu, đẹp, văn mình, cùng góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam như lòng Bác Hồ mong muốn ./. Đàm Ngọc Hùng Phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình.
Send Message
Gia đình là hạt nhân của xã hội, một xã hội có văn hóa xuất phát từ mọi gia đình có văn hóa, rất ủng hộ và chia sẻ với loạt bài viết này :-). Có lẽ các bạn nên tạo một nhóm thảo luận để tập hợp các ý kiến đóng góp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét